Trên da xuất hiện các vết tròn đỏ không ngứa có thể là dấu hiệu của tình trạng viêm da hay dị ứng. Ngoài ra, đây cũng có thể là một số biểu hiện của các bệnh tiềm ẩn nguy hiểm cần được điều trị kịp thời. Vậy hiện tượng nổi vết tròn đỏ trên da nhưng không ngứa là bị gì, nguyên nhân do đâu? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Xuất hiện vết tròn đỏ trên da không ngứa là bệnh gì?
Hiện tượng trên da xuất hiện các vết tròn đỏ nhưng không ngứa có thể là triệu chứng của các bệnh da liễu như bệnh mề đay, dị ứng, viêm da hoặc là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm như ung thư da, khối u máu,…
Một số bệnh lý gây xuất hiện các vết tròn đỏ trên da không ngứa bao gồm:
1. Vảy phấn hồng
Vảy phấn hồng có tên tiếng Anh là Pityriasis rosea. Bệnh gây ra hiện tượng viêm nhiễm, khô da dẫn đến nổi mề đay, phát ban đỏ trên bề mặt da.
Y học hiện nay vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh vảy hồng, tuy nhiên qua một số nghiên cứu bệnh có liên quan đến việc virus xâm nhập vào cơ thể gây rối loạn các chức năng cơ quan trong cơ thể trong đó có làn da.
Bệnh thường khởi phát tập trung ở khu vực da ở lưng, bụng và ngực. Một số trường hợp các triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện ở mặt và các bộ phận khác trên cơ thể.
Các dấu hiệu nhận biết đặc trưng của bệnh là vùng da bị tổn thương xuất hiện các vết đỏ hình bầu dục, có màu đỏ hoặc hồng, có thể xuất hiện đường viền bên ngoài vết đỏ có hình dạng giống như giun đũa.
Bên cạnh xuất hiện các đốm đỏ không gây ngứa ngáy, bệnh vảy phấn hồng còn có các dấu hiệu nhận biết sau:
- Đau đầu
- Sốt nhẹ
- Đau họng, viêm họng
2. Bệnh Lupus ban đỏ
Lupus ban đỏ là bệnh ngoài da mãn tính. Bệnh khởi phát khi hệ thống miễn dịch trong cơ thể tấn công nhầm vào các tế bào, các cơ quan khỏe mạnh.
Các triệu chứng của bệnh có thể ảnh hưởng các bộ phận trên cơ thể, trong đó có làn da. Một số trường hợp các tổn thương do bệnh gây ra có thể tập trung ở vùng da cổ, da đầu và mặt.
Tuy nhiên, triệu chứng rõ nhất của bệnh là xuất hiện các vết đỏ trên da nhưng không gây ngứa ngáy, những tổn thương ày có hình dạng hình cánh bướm ở vùng má.
Hiện tại vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để bệnh Lupus ban đỏ, bệnh thường kéo dài và có xu hướng tái lại nhiều lần. Các biện pháp điều trị giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa bệnh bùng phát.
3. Bệnh Zona
Bệnh Zona là tình trạng da bị nhiễm trùng do virus gây ra. Các triệu chứng nhận biết của bệnh như xuất hiện các mụn nước gây ngứa hoặc không ngứa, lâu dần các mụn nước này sẽ vỡ ra tiết dịch khiến người bệnh khó chịu.
Bệnh Zona có thể khởi phát ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể người bệnh ngay cả ở vùng mắt và mặt. Trong một số trường hợp, người mắc phải bệnh lý này có dấu hiệu đau nhẹ hoặc rất đau.
Bệnh Zona là bệnh da liễu có khả năng lây nhiễm từ khu vực da bị tổn thương đến các vùng da lân cận và từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Tuy nhiên, bệnh chỉ có thể lây khi tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết trong mụn nước.
Đây là căn bệnh nguy hiểm, cần được điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng có thể xảy ra bao gồm:
- Da bị nhiễm trùng do vi khuẩn tấn công sâu vào lớp biểu bì.
- Trường hợp bệnh phát triển ở vùng mất có thể sẽ gây mất thị lực.
- Ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây ra các vấn đề như liệt cơ mặt, sưng não, các bệnh liên quan đến thính giác và cân bằng.
- Trường hợp nặng nhất có thể gây viêm phổi và tử vong.
4. Nhiễm giun đũa
Xuất hiện các vết đỏ tròn trên da có thể là dấu hiệu khi bạn bị nhiễm giun đũa. Tình trạng này thường khởi phát bởi giun sán chó. Các triệu chứng của bệnh có thể khởi phát ở bất kỳ khu vực nào trên cơ thể. Một số trường hợp có thể quan sát giun đũa di chuyển thành các đường ngoằng dưới da.
Các dấu hiệu hiệu nổi vết đỏ không ngứa do giun sán chỉ có thể cải thiện khi bạn thực hiện tẩy giun. Vì vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu nhiễm giun sán bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán, làm xét nghiệm và xử lý kịp thời.
5. Bệnh lang beng
Bệnh lang beng có tên tiếng Anh là Pityriasis Versicolor. Nguyên nhân gây ra bệnh lang beng và sự xâm nhập của vi nấm dẫn đến tình trạng nhiễm nấm và xuất hiện các vết trắng hoặc vết đỏ trên nhưng không ngứa ngáy.
Bệnh thường xuất hiện ở những người trẻ tuổi. Bệnh lang beng không có nguy cơ lây nhiễm và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
Bên cạnh đó, điều trị các triệu chứng của bệnh lang beng cũng khá đơn giản. Bạn có thể dùng các loại kem chống nấm hay một số loại thuốc kháng sinh điều trị từ 2 đến 3 tuần.
Trường hợp các dấu hiệu của bệnh không thuyên giảm kéo dài hơn 6 tuần, lúc này bạn nên đến bệnh viện để được làm xét nghiệm và điều trị phù hợp. Tuy nhiên, trong thời gian dùng thuốc tại nhà, người bệnh cũng nên tham khảo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
6. Bệnh viêm mạch bạch cầu
Xuất hiện các vết đỏ trên da không ngứa có thể là dấu hiệu của bệnh viêm mạch bạch cầu. Bệnh có tên khoa học là Leukocytoclastic vasculitis, khi khởi phát thường tập trung ở khu vực mắt cá chân, bàn chân, có thể lan đến đùi và bụng dưới.
Bệnh viêm mạch bạch cầu thường không phổ biến, bệnh có thể xuất hiện khi cơ thể gặp các tác dụng phụ của thuốc hoặc nhiễm trùng trước đó. Bệnh có các triệu chứng như nổi các vết đỏ và có xu hướng lây lan sang các khu vực da lân cận.
Các phương pháp điều trị bệnh sẽ tập trung loại bỏ các loại thuốc sử dụng và nguy cơ nhiễm trùng. Trong trường hợp các vết mẩn đỏ lan đến vùng da bụng dưới hoặc các triệu chứng kéo dài hơn 2 tuần không có dấu hiệu thuyên giảm. Lúc này, bạn hãy đến bệnh viện để được xét nghiệm và điều trị hợp lý.
7. Sốt phát ban
Sốt phát ban ở trẻ em sẽ xuất hiện các vết tròn đỏ trên da nhưng không ngứa. Đây là hiện tượng da nhiễm trùng bởi vi khuẩn truyền nhiễm. Bệnh khởi phát phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tình trạng nhiễm trùng có thể gây ra các triệu chứng phát ban thành từng vết màu hồng hoặc đỏ từ lồng ngực và có thể lan sang các vùng da lân cận.
Bên cạnh đó, sốt phát ban ở trẻ em có thể nhận biết thông qua một số dấu hiệu sau:
- Đau bụng
- Đau cơ
- Đau họng
- Sưng ở vùng cổ
- Lưỡi màu đỏ
Đa số các trường hợp phát ban ở trẻ em không nghiêm trọng, bệnh có thể tự khỏi 1 tuần sau đó. Tuy nhiên, trường hợp phát ban có dấu hiệu nặng hơn, ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và xử lý kịp thời.
8. Viêm mô tế bào
Viêm mô tế bào là tình trạng nhiễm trùng da, bệnh có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời và chăm sóc da đúng cách. Bệnh xuất hiện khi bị vi khuẩn tấn công vào sâu bên trong các lớp biểu bì, khiến da trở nên khô ráp, sưng viêm, đau rát và xuất hiện các vết đỏ ở vùng da bị tổn thương.
Ngoài ra người bị viêm mô tế bào còn có các dấu hiệu nhận biết như sau:
- Ớn lạnh
- Buồn nôn
- Không tập trung
- Sốt
Bệnh nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, có thể gây nhiễm trùng máu.
9. Bị khối u máu dưới da
Hiện tượng hình thành các khối u tích tụ máu dưới da hay còn gọi sự tăng sinh của các mao mạch dưới da. Khối u máu dưới da có tên gọi tiếng Anh là Angioma, bệnh thường gặp ở những người trưởng thành. Bệnh có các triệu chứng trong đó có nổi vết đỏ trên da không ngứa với kích thước đa dạng.
Khối u máu dưới da thường lành tính, vì vậy không cần đến sự can thiệp của y khoa, bởi hiện tượng này sẽ tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, trường hợp người bệnh có các dấu hiệu như đau rát, khó chịu thì nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
10. Ung thư da
Tình trạng xuất hiện vết đỏ tròn không ngứa trên da có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư da. Đây là bệnh lý nguy hiểm có thể gây tử vong. Các biểu hiện đầu tiên của bệnh ung thư da là nổi các đốm đỏ, nốt ruồi hoặc mảng vảy không gây ngứa ngáy, đau rát khó chịu.
Các vết đỏ trên da do bệnh ung thư gây ra không biết mất theo thời gian mà còn có xu hướng xuất hiện nhiều hơn. Vì vậy, khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh ung thư da, bạn nên đến gặp bác sĩ để được xét nghiệm và điều trị kịp thời, tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Tình trạng xuất hiện vết đỏ tròn không ngứa trên da có thể không nguy hiểm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hiện tượng này gây ảnh hưởng trực tiếp, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Bạn cần đến gặp bác sĩ khi nhận thấy các biểu hiện sau đây:
- Sốt cao liên tục
- Phát ban diện rộng trên da
- Các vết mẩn đỏ không biến mất sau vài giờ hay vài ngày
- Hiện tượng này xuất hiện đột ngột và có xu hướng lan rộng
- Da khô, phồng rộp, có mủ
- Đau rát khó chịu
- Vùng da tổn thương có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc tiết dịch
Bài viết trên đây tổng hợp các bệnh lý có liên quan đến tình trạng xuất hiện vết tròn đỏ trên da không ngứa. Khi gặp phải dấu hiệu này, bạn nên đến bệnh viện để được xét nghiệm, tìm ra chính xác nguyên nhân gây ra và áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp theo chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý điều trị để tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.