Mề đay Cholinergic là một trường hợp của bệnh mề đay. Bệnh có các triệu chứng tương tự với các dạng mề đay mẩn ngứa thông thường, tuy nhiên bệnh xuất hiện khi nhiệt độ trong cơ thể quá cao. Bệnh kéo dài dai dẳng và có xu hướng bùng phát nhiều lần gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Bệnh mề đay Cholinergic là gì?
Mề đay Cholinergic là bệnh ngoài ra với hiện tượng phát ban, bệnh còn có tên gọi là mề đay cấp tiết cholin. Bệnh khởi phát khi da phản ứng với acetylcholin, đây là chất trung gian có chức năng dẫn truyền thần để kiểm soát được sự co giãn của các mao mạch máu, đồng thời làm chậm nhịp tim.
Do đó, khi cơ thể vận động mạnh thân nhiệt bắt đầu tăng lên, các tuyến mồ hôi bài tiết mạnh hơn. Lúc này acetylcholin được giải phóng. Thành phần này sẽ kích thích các tế bào mast giải phóng các histamin dưới da gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu.
Phân biệt với các loại mề đay khác, mề đay Cholinergic ngoài các triệu chứng thể hiện ở các khu vực da mà còn có thể lây lan ra toàn cơ thể.
Mề đay Cholinergic được phân chia thành 4 loại như sau:
- Mề đay Cholinergic tự phát
- Mề đay Cholinergic bí tắc lỗ chân lông
- Mề đay Cholinergic dị ứng mồ hôi
- Mề đay Cholinergic giảm tiết mồ hôi
Đa số các trường hợp các triệu chứng của nổi mề đay Cholinergic chỉ kéo dài trong vài giờ hay vài ngày mà không cần đến sự can thiệp của y khoa. Tuy nhiên, có một số trường hợp bệnh gây ra các tổn thương da kéo dài làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Các triệu chứng của bệnh mề đay Cholinergic
Các dấu hiệu nhận biết của bệnh nổi mề đay Cholinergic khởi phát sau khi cơ thể tiết mồ hôi được vài phút.
Triệu chứng tại chỗ
Một số triệu chứng tại chỗ của bệnh mề đay Cholinergic bao gồm:
- Bề mặt da có biểu hiện ngứa ngáy, châm chích, nóng rát trước khi xuất hiện tổn thương.
- Trên da xuất hiện các mẩn đỏ có kích thước từ 1-4mm.
- Mề đay tập trung chủ yếu ở thân mình, tay và chân.
Thông thường các triệu chứng tại chỗ sẽ kéo dài khoảng vài giờ và tự thuyên giảm mà không cần áp dụng các biện pháp điều trị.
Triệu chứng toàn thân
Bên cạnh xuất hiện các tổn thương ngoài da và các triệu chứng tại chỗ, người bị mề đay Cholinergic còn có một số biểu hiện toàn thân bao gồm:
- Đau bụng
- Phát sinh cơn hen
- Phù mạch
- Tiêu chảy
- Đau đầu
Ở một vài trường hợp, bệnh mề đay Cholinergic có thể gây sốc phản vệ. Bạn có thể nhận biết thông qua các triệu chứng sau: Khó thở, sưng lưỡi, thở khò khè, cổ họng bị nghẹn. Khi có các dấu hiệu này, bạn nên đến ngay bệnh viện để được kiểm soát các triệu chứng kịp thời.
Bệnh mề đay nói chung và bệnh mề đay Cholinergic nói riêng là bệnh mãn tính. Bệnh có thể tái lại nhiều lần, trung bình bệnh sẽ tái lại từ 3 đến 16 năm. Một số đối tượng có cơ địa nhạy cảm, bệnh có thể kéo dài đến 30 năm.
Các nguyên nhân gây bệnh mề đay Cholinergic
Nguyên nhân chính gây ra bệnh mề đay Cholinergic là do nhiệt độ cơ thể tăng cao và các tuyến mồ hôi bị kích thích. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể khởi phát bởi một số nguyên nhân sau đây:
- Người luyện tập thể dục, thể thao với cường độ cao
- Tắm nước nóng thường xuyên
- Căng thẳng, mệt mỏi, áp lực trong thời gian dài
- Xông hơi
- Dung nạp các thực phẩm cay nóng
- Sốt cao do nhiễm trùng
Ngoài các nguyên nhân trực tiếp, bệnh mề đay Cholinergic còn bị tác động bởi một số yếu tố như:
- Cơ địa nhạy cảm: Với các trường hợp có cơ địa nhạy cảm hay mắc các bệnh liên quan đến cơ địa như viêm da cơ địa, hen suyễn, viêm mũi dị ứng,…Sẽ có nguy cơ mắc bệnh mề đay Cholinergic cao hơn người có cơ địa bình thường.
- Yếu tố di truyền: Đây là yếu tố có nguy cơ mắc bệnh mề đay và mề đay Cholinergic khá cao. Nếu trong gia đình có ông bà hay ba mẹ mắc phải bệnh lý thì con cái cũng có thể bị bệnh.
- Nhiệt độ theo mùa: Nhiệt độ được xem là yếu tố chính gây ra các triệu chứng của bệnh mề đay Cholinergic. Bệnh có nguy cơ khởi phát cao khi thời tiết bước vào giai đoạn nóng ẩm, nhất là vào mùa hè.
- Giảm tiết mồ hôi: Với người bình thường, các tuyến mồ hôi sẽ được bài tiết qua da. Tuy nhiên, với các trường hợp có hiện tượng tuyến mồ hôi ứ đọng lại trong da, sẽ có nguy cơ mắc bệnh mề đay Cholinergic cao hơn.
- Lạm dụng Aspirin: Theo ghi nhận, có đến 25% ca bệnh mề đay Cholinergic sử dụng thuốc Aspirin thường xuyên. Tuy chưa thể xác định được cơ chế gây kích thích khiến bệnh bùng phát. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thuốc Aspirin làm tăng nguy cơ bùng phát một số bệnh như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm da cơ địa, nổi mề đay Cholinergic.
Thường bệnh mề đay Cholinergic khởi phát ở người có độ tuổi từ 10 -30 tuổi. Bệnh có nguy cơ xảy ra cao ở những người từng mắc các bệnh lý về da và bệnh mề đay.
Mề đay Cholinergic nguy hiểm không?
Các triệu chứng của bệnh mề đay Cholinergic ở mức độ nhẹ có thể tự cải thiện sau vài giờ. Cũng có một số trường hợp các tổn thương sẽ kéo dài đến vài ngày. Nếu người bệnh áp dụng các biện pháp chăm sóc da đúng cách và kết hợp điều trị, các triệu chứng của bệnh sẽ cải thiện nhanh chóng.
Bệnh có tính chất kéo dài dai dẳng vài tái lại nhiều lần, nên ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt, cuộc sống cũng như về mặt thẩm mỹ của người bệnh.
Ngoài ra, bệnh nổi mề đay tiến triển nặng có thể dẫn đến sốc phản vệ, đây được xem là phản ứng dị ứng nguy hiểm, nếu không được khắc phục kịp thời sẽ gây suy hô hấp và nặng nhất là tử vong.
Các phương pháp điều trị mề đay Cholinergic
Thông thường bệnh mề đay Cholinergic xuất hiện khi bị kích thích bởi các yếu tố gây bệnh. Vì vậy, để việc điều trị đạt được hiệu quả cao, bạn cần loại bỏ ngay các nguyên nhân gây bệnh, đồng thời sử dụng các loại thuốc điều trị để làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu.
Sử dụng thuốc điều trị
Để cải thiện các triệu chứng của bệnh mề đay Cholinergic, các bác sĩ chuyên khoa thường chỉ định các loại thuốc Tây để điều trị. Lưu ý, thuốc chỉ áp dụng với các trường hợp mề đay không thuyên giảm sau vài giờ.
Các loại thuốc thường được áp dụng chữa bệnh mề đay Cholinergic bao gồm:
Thuốc kháng Histamin thế hệ I: Các loại thuốc kháng Histamin H1 sẽ có công dụng làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát, sưng viêm do bệnh mề đay gây ra. Một số loại thuốc thường được áp dụng ở nhóm này như Loratadin, Desloratadin, Cetirizin.
Carbamyl Choline 0.002% và Methacholine 0.02%: Thuốc được bào chế dưới dạng tiêm, dung lượng 0.05ml. Thuốc có tác dụng làm cải thiện nhanh các triệu chứng của bệnh mề đay Cholinergic.
Tuy nhiên, thuốc tiêm chỉ được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ và thực hiện bởi nhân viên y tế. Do đó người bệnh không được tự ý sử dụng thuốc tiêm.
Acid nicotinic: Dung dịch được pha loãng theo tỉ lệ 1:100000 giúp cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, sưng đỏ, đau rát khó chịu của bệnh. Tuy nhiên, người bệnh nên lưu ý, thuốc có thể gây ra các dụng phụ như làm thay đổi sắc tố da trong thời gian sử dụng điều trị.
Một số loại thuốc khác: Tùy vào tình trạng bệnh mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ áp dụng các loại thuốc điều trị khác nhau như thuốc kháng IgE, thuốc ức chế leukotriene, Danazol, thuốc ức chế miễn dịch, Propranolol,…
Hiện nay, vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh mề đay Cholinergic. Do đó, các loại thuốc trên chỉ có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh hiệu quả và ngăn ngừa bệnh bùng phát. Tuy bệnh hay tái phát và không thể điều trị dứt điểm, nhưng hầu hết người bệnh mề đay Cholinergic có xu hướng tự khỏi sau vài năm.
Các biện pháp chăm sóc tại nhà
Song song với sử dụng các loại thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ để cải thiện các triệu chứng của bệnh mề đay Cholinergic, bạn có thể kết hợp với các biện pháp chăm sóc tại nhà để bệnh tiến triển tốt hơn, rút ngắn thời gian điều trị.
Các biện pháp chăm sóc da tại nhà cải thiện các triệu chứng của bệnh mề đay Cholinergic bao gồm:
- Tắm hoặc ngâm mình với nước mát để cân bằng lại thân nhiệt đồng thời loại bỏ mồ hôi.
- Khi bị ngứa ngáy, khó chịu bạn có thể chườm đá hoặc đắp khăn lạnh lên vùng da bị tổn thương để làm dịu da, cải thiện các triệu chứng sưng viêm, ngứa ngáy, phù mạch.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên để làm dịu da, mềm da, giảm tình trạng ngứa ngáy khó chịu. Bạn nên tiến hành dưỡng ẩm từ 2-3 lần mỗi ngày tùy thuộc vào tình trạng da khô ít hay nhiều. Lưu ý nên chọn các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, phù hợp với da để tránh gây kích ứng.
- Loại bỏ các tác nhân thuận lợi có nguy cơ khiến bệnh bùng phát và trở nên nghiêm hơn như các thực phẩm gây dị ứng cao như hải sản, thức ăn cay nóng, thịt bò, luyện tập thể dục thể thao ở cường độ cao, căng thẳng áp lực kéo dài,…
- Xây dựng chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc để tăng cường sức đề kháng tránh các kích thích làm tổn thương da lan ra các khu vực da lân cận.
Các biện pháp phòng ngừa bệnh mề đay Cholinergic
Theo các nghiên cứu cho thấy bệnh mề đay Cholinergic có thể khỏi hẳn sau vài năm. Tuyên nhiên, trong giai đoạn này bệnh có thể bùng phát nhiều lần ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà thẩm mỹ của người bệnh.
Do đó, bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị bệnh, bạn có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây để ngăn ngừa bệnh đồng thời làm giảm nguy cơ bệnh tái phát như sau:
- Không lạm dụng tắm nước nóng vì có thể làm mất cân bằng độ ẩm trên da, khiến da trở nên khô ráp, ngứa ngáy tạo điều kiện cho bệnh mề đay Cholinergic bùng phát.
- Không tập luyện thể thao với cường độ cao, tiết nhiều mồ hôi. Bạn có thể áp dụng các bài tập yoga, ngồi thiền hay bơi lội để giảm nguy cơ bùng phát bệnh.
- Khi thời tiết chuyển sang nóng ẩm, bạn nên chọn mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi làm từ chất liệu cotton hay sợi tự nhiên thấm hút tốt, vệ sinh cơ thể mỗi ngày để ngăn ngừa bệnh tái lại.
- Tránh ăn các thực phẩm cay nóng vì có thể gây tiết nhiều mồ hôi. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tránh xa bia rượu và một số thức uống khiến thân nhiệt tăng lên gây bùng phát các triệu chứng của bệnh mề đay Cholinergic.
Nổi mề đay Cholinergic là bệnh da liễu rất khó điều trị và có thể tái lại nhiều lần, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy, bạn nên chủ động điều trị và kết hợp các biện pháp phòng ngừa để kiểm soát bệnh đạt được hiệu quả tốt nhất.