Người bị nổi mề đay nên ăn gì và kiêng ăn gì là điều rất quan trọng cần phải chú ý. Khi mắc bệnh này, bạn hãy lựa chọn thực phẩm một cách khoa học để hệ miễn dịch hoạt động khỏe mạnh và chống lại các tác nhân dị ứng. Đó chính là một trong những yếu tố giúp phòng và cải thiện bệnh hiệu quả.
Chế độ ăn uống tác động thế nào đến bệnh mề đay?
Dị ứng thực phẩm là phản ứng của hệ miễn dịch sau khi ăn một loại thức ăn nhất định. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh nổi mề đay. Theo nghiên cứu, việc điều trị mề đay mãi không khỏi một phần là do chế độ ăn uống. Bởi vì, nổi mề đay là do các tác nhân từ bên trong (cơ thể nóng do uống nhiều rượu bia) hoặc mẫn cảm với các loại thực phẩm hằng ngày như: tôm, cua, thịt bò, cá biển,…
Đối với bệnh mề đay, đặc biệt là mề đay mãn tính, chế độ dinh dưỡng chiếm một vai trò đáng kể. Tùy vào cơ địa mà mỗi bệnh nhân sẽ có những biểu hiện mẫn cảm với thức ăn khác nhau. Muốn xác định chính xác vấn đề này cần dựa vào tiền sử dị ứng trước đó hoặc làm các xét nghiệm chuyên môn để tìm nguyên nhân. Nếu bạn không chắc chắn rằng bạn có dị ứng với loại thực phẩm nào thì tốt nhất đừng nên thử chúng.
Nổi mề đay nên ăn gì tốt?
Bên cạnh việc dùng thuốc và chăm sóc cơ thể đúng cách, bạn nên bổ sung thêm những loại thực phẩm sau đây vì chúng sẽ giúp cho tình trạng bệnh của bạn được cải thiện hơn rất nhiều.
- Thực phẩm có tác dụng kháng viêm: Đối với những trường hợp mề đay nhẹ, dân gian thường tận dụng các thảo dược tự nhiên có đặc tính chống viêm như: Gừng, tỏi, nghệ,… Các hoạt chất có trong gừng có tác dụng chống viêm đối với da và niêm mạc, bên cạnh đó chúng còn giúp sát trùng và giảm ngứa tại chỗ.
- Thực phẩm giàu vitamin C: Chúng có nhiều trong cà chua, cam , bưởi, táo, dâu tây,,… Việc tăng cường vitamin C cho cơ thể giúp bạn có sức đề kháng tốt hơn, đẩy lùi mề đay một cách nhanh chóng.
- Cải bẹ xanh: Đây là một trong những thực phẩm tốt nhất có thể ăn trong khi bị phát ban hay nổi mề đay. Nó cung cấp một lượng lớn vitamin C và vitamin E cần thiết giúp chống viêm, hạn chế các nguyên nhân gây ra mề đay.
- Uống nhiều nước: Nước chiếm một phần lớn tỉ lệ trong cơ thể của chúng ta, nó có tác dụng làm mát và điều hòa cơ thể. Bên cạnh đó, nước còn giúp chúng ta đào thải độc tố ra ngoài, đó cũng có thể là nguyên nhân gây ra căn bệnh nổi mề đay của bạn.
- Táo: Là một loại trái cây rất phổ biến, táo xanh có thể giúp bạn chống lại các phản ứng dị ứng và hạn chế khó chịu do mề đay gây ra.
- Khoai lang: Cung cấp cho bạn vitamin C và một số protein có khả năng chống oxy hóa. Đây sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho chế độ ăn uống của bạn bởi món ăn này vô cùng lành tính, bạn không cần phải lo lắng khi sử dụng chúng.
Nổi mề đay không nên ăn gì để phòng bệnh?
Chế độ ăn kiêng có ý nghĩa rất lớn trong việc điều trị bệnh nổi mề đay. Nếu muốn tình trạng bệnh được cải thiện tốt hơn bạn nên cân nhắc, hạn chế sử dụng những thực phẩm sau đây:
- Rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích: Đây là nguyên nhân chính cản trở quá trình điều trị bệnh. Khi cơ thể dung nạp các chất này chức năng gan, thận sẽ hoạt động quá tải, phát ban ra bên ngoài từ đó làm tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn, khó điều trị hơn.
- Hạn chế thức ăn cay nóng: Thực phẩm cay nóng luôn là món ăn yêu thích của nhiều người bởi nó sẽ tạo được cảm giác ngon miệng. Tuy nhiên, đây là món ăn được cho là rất có hại cho sức khỏe, người ăn thường xuyên sẽ gặp phải triệu chứng, nổi mề đay, nổi mụn nhọt khắp người, gây ngứa và khó chịu cho cơ thể.
- Thực phẩm chứa nhiều đạm: Đạm hay còn gọi là protein được biết đến là một chất hữu cơ giàu dinh dưỡng. Thế nhưng, với chế độ ăn nhiều đạm ít chất xơ sẽ làm cho thận phải hoạt động nhiều hơn để tăng cường khả năng đào thải cặn bã từ quá trình chuyển hóa chất đạm.
- Thực phẩm chứa quá nhiều muối và đường: Các chuyên gia cho rằng, việc ăn quá nhiều muối và đường sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tai biến, tăng huyết áp, kích thích hệ thần kinh ngoại biên, đặc biệt là các bệnh về thận. Do vậy, hạn chế các loại thức ăn này sẽ giảm đáng kể các tác nhân gây ra bệnh nổi mề đay và giúp cơ thể hạn chế nguy cơ mắc những bệnh lý nghiêm trọng hơn.
- Các loại hải sản: Đây là món ăn giàu dinh dưỡng, tuy nhiên nó là một trong những nguyên nhân làm cho bệnh của bạn ngày càng trầm trọng hơn. Bởi dị ứng hải sản sẽ kéo theo tình trạng nổi mề đay, buồn nôn, ngứa ngáy, đau bụng, tiêu chảy. Vì vậy, bạn hãy cẩn thận khi dùng loại thực phẩm này.
Một số món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh mề đay
Ngoài những thực phẩm kể trên, bạn có thể nấu những món cháo đơn giản này để hỗ trợ việc chữa bệnh tại nhà hiệu quả và an toàn cho sức khỏe.
+ Cháo hạt sen chi tử:
Chi tử có tính hàn, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, kháng khuẩn, lợi mật, thường được dùng trong các trường hợp dị ứng, nổi mẩn, giải độc gan hoặc giảm sưng viêm. Còn hạt sen,có tác dụng tăng cường sức đề kháng, tính thanh mát rất phù hợp với người đang gặp tình trạng nổi mề đay.
Cách làm: Bạn cần chuẩn bị 16g chi tử, 20g hạt sen và 70g gạo. Trước tiên, bạn ngâm hạt sen khoảng 3 giờ trong nước ấm, chi tử rửa sạch đem sắc lửa nhỏ trong 30 phút rồi chắt lấy nước. Tiếp theo, bạn cho gạo, hạt sen vào nước chi tử và nấu đến khi cháo nhừ rồi nêm nếm gia vị là xong.
+ Cháo rau má đậu xanh:
Đậu xanh có chứa nhiều dưỡng chất giúp bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa các bệnh nguy hiểm. Và theo nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong rau má có chứa các hợp chất như: beta, magiê, kali, kẽm và nhiều loại vitamin B1,B3,C,… Những chất này giúp chúng ta giảm mệt mỏi, lo lắng và cải thiện trí nhớ.
Cách làm: Rau má 30g, đậu xanh 40g, gạo 70g. Cách làm khá đơn giản, bạn cho gạo và đậu xanh (dùng cả vỏ) vào hầm thành cháo, đến khi chín thì cho rau má vào, dung sôi thêm một chút là được.
+ Cháo khổ qua tim lợn:
Là một loại dây leo mọc ở vùng nhiệt đới khổ qua có rất nhiều tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, lương huyết, giúp ích cho tiêu hóa. Bên cạnh đó, món cháo này còn có thêm tim lợn giúp hỗ trợ chữa chứng tim hồi hộp, chứng đau đầu, chóng mặt rất hiệu quả.
Cách làm: Chuẩn bị tim lợn 1 quả, khổ qua 60g, gạo 70g. Thái nguyên liệu thành miếng vừa ăn, sau đó đem gạo và tim hầm chín thành cháo rồi cho khổ qua vào. Nêm gia vị và chia thành 2 bữa ăn trong ngày.
Hi vọng qua bài viết này đã giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích trong quá trình điều trị nổi mề đay. Hãy nhớ phương pháp điều trị chỉ chiếm một phần, còn lại tùy thuộc vào chế độ dinh dưỡng và lối sống của bạn nếu muốn bệnh không tái phát.