Bệnh chàm (Eczema) là một bệnh da liễu mãn tính. Bệnh gây ra các triệu chứng ngứa ngáy, phát ban đỏ, đau rát khiến người bệnh khó chịu. Bệnh tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh nhưng ảnh hưởng đến sinh hoạt, giao tiếp. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu thêm về bệnh chàm (Eczema), các dấu hiệu nhận biết cũng như cách điều trị bệnh.
Bệnh chàm (Eczema) là gì?
Bệnh chàm có tên tiếng Anh là Eczema là dạng viêm da, bệnh kéo dài dai dẳng và rất dễ tái lại theo từng đợt. Những tổn thương da mà bệnh chàm gây ra thường đa dạng, tùy thuộc vào giai đoạn phát triển và thể bệnh. Trong đó, đặc trưng điển hình của bệnh là trên da sẽ nổi các mẩn đỏ, ngứa ngáy, khô ráp, nổi các mụn nước, dày sừng.
Theo các khảo sát cho thấy có đến 20% ca mắc bệnh chàm đang được điều trị tại các bệnh viện da liễu. Nhưng thực tế, con số đó sẽ cao hơn vì có những trường hợp mắc phải bệnh lý này nhưng tự điều trị tại nhà, không đi khám. Cho thấy, bệnh chàm (Eczema) rất phổ biến, gặp phải ở nhiều người và mọi lứa tuổi.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh chàm khởi phát có liên quan đến yếu tố cơ địa, hay sinh hoạt của người bệnh, tiếp xúc trực tiếp với xà phòng, hóa chất độc hại,…Các loại vi khuẩn, vi nấm không gây ra bệnh lý này. Do đó, bệnh chàm không có khả năng lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh.
Tuy nhiên, bệnh có thể lây lan trên cơ thể của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Nguyên nhân gây ra bệnh chàm
Nguyên nhân gây ra bệnh chàm khá phức tạp, và không được xác định cụ thể. Tuy nhiên, trong một vài nghiên cứu, các chuyên gia nhận thấy nguyên nhân hình thành bệnh có liên quan đến các kháng nguyên gia tăng trong huyết tương (IgE) và các tế bào lympho.
Tuy không thể xác định được nguyên nhân khởi phát bệnh một cách chính xác, nhưng theo các thống kê cho thấy, bệnh hình thành bởi các tác nhân bên trong và bên ngoài như sau:
Tác nhân bên trong
Một số tác nhân bên trong có thể gây bệnh chàm trực tiếp hoặc gián tiếp bao gồm:
- Rối loạn thần kinh: Căng thẳng, mệt mỏi, áp lực trong thời gian dài là một trong các nguyên nhân gây rối loạn hệ miễn dịch, dẫn đến các phản ứng quá mẫn và gây ra bệnh chàm.
- Rối loạn tiết tố: Đối với phụ nữ khi bị bệnh chàm có thể do rối loạn nội tiết tố nữ, nội tiết tố nữ ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt, khả năng sinh sản ở nữ giới. Ngoài ra, nó còn tác động ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, sản sinh các tế bào lympho gây bùng phát bệnh.
- Rối loạn các chức năng nội tạng: Một số cơ quan bên trong cơ thể như gan, dạ dày, tuyến giáp, sức đề kháng,…Bị suy giảm có thể sẽ tác động đến cơ chế hình thành nên các triệu chứng của bệnh chàm.
Tác nhân bên ngoài
Một số tác nhân bên ngoài cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh chàm như:
- Một số bệnh ngoài da: Các bệnh viêm da, bệnh nấm, bệnh ghẻ,…Nếu không được kiểm soát kịp thời có thể tiến triển thành bệnh eczema.
- Các dị nguyên bên ngoài: Bao gồm mủ nhựa thực vật, khói bụi ô nhiễm, xà phòng có chất tẩy rửa cao, hóa chất độc hại, côn trùng mang nọc độc, ánh sáng mặt trời, thực phẩm,…Cũng có khả năng gây nên bệnh chàm hoặc làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh.
Triệu chứng nhận biết của bệnh chàm
Bệnh được chia thành 3 giai đoạn chính: Cấp tính, bán cấp và mãn tính, mỗi một giai đoạn sẽ biểu hiện các triệu chứng nhận biết khác nhau. Tuy nhiên, ở giai đoạn bán cấp sẽ không có các triệu chứng của bệnh rõ ràng.
Trong 3 đoạn của bệnh lại được chia thành 4 giai đoạn nhỏ như sau:
- Giai đoạn hồng ban (da bị đỏ)- thuộc chàm cấp tính
- Giai đoạn nổi mụn nước (tiết dịch)- thuộc chàm cấp tính
- Giai đoạn da non- thuộc chàm bán cấp
- Giai đoạn liken hóa- thuộc chàm mãn tính
Tuy ở mỗi giai đoạn sẽ có các dấu hiệu nhận biết khác nhau. Nhưng triệu chứng ngứa ngáy là đặc trưng xuyên suốt trong quá trình bệnh. Bệnh kéo dài dai dẳng và thường xuyên tái lại, sẽ có những giai đoạn bệnh bùng phát mạnh mẽ đan xen với các dấu hiệu thuyên giảm.
Bệnh chàm cấp tính
Chàm ở giai đoạn cấp tính được chia thành 2 giai đoạn nhỏ là giai đoạn hồng ban và giai đoạn nổi mụn nước. Người bệnh có thể nhận biết bệnh ở các giai đoạn nhỏ này thông qua một số biểu hiện sau:
Giai đoạn hồng ban
- Da xuất hiện các vết đỏ, hay đốm đỏ có kích thước đa dạng, khi sờ vào có cảm giác cộm, không có ranh giới với các vùng da xung quanh.
- Khi quan sát vùng da bị nổi mẩn đỏ sẽ thấy các sẩn nhỏ tròn (đây là các mụn nước sắp nổi)
- Ở giai đoạn này, vùng da bị tổn thương thường ngứa ngáy dữ dội.
Giai đoạn nổi mụn nước
- Các mụn nước ở vùng da phát ban bắt đầu nổi lên
- Mụn nước sẽ có bán kính khoảng 1-2mm, mọc khá nhiều và san sát nhau
- Các mụn nước sẽ có xu hướng tự vỡ vì chúng không ở sâu bên trong da
- Khi các mụn nước này vỡ ra, thì các mụn nước khác sẽ mọc lên tiếp tục, cứ lặp đi lặp lại.
- Các triệu chứng của giai đoạn này thông thường sẽ kéo dài từ vài ngày đến vài tuần
Giai đoạn nổi mụn nước là thời điểm da dễ bị lở loét, tiết dịch, rất dễ gây nên tình trạng viêm nhiễm. Khi bị bội nhiễm, vùng da bị tổn thương sẽ có hiện tượng ngưng mủ, sưng rát và đóng vảy tiết.
Chàm bán cấp
Đây là giai đoạn hình thành da non, các triệu chứng ở giai đoạn này thường không được biểu hiện rõ ràng, chỉ xảy ra trong thời gian ngắn. Một số dấu hiệu thường gặp của chàm bán cấp bao gồm:
- Vùng da bị tổn thương có xu hướng thuyên giảm, tiết dịch và giảm tình trạng xung huyết
- Da bắt đầu đóng các lớp vảy và hình thành da non
- Theo thời gian, các lớp vảy này sẽ bong ra, lúc này các lớp da non sẽ lành lại, có màu đậm hơn các vùng da xung quanh và nhẵn bóng.
Chàm mãn tính
Giai đoạn chàm mãn tính hay còn gọi là giai đoạn hằn cổ trâu được biểu hiện qua các triệu chứng như sau:
- Vùng da bị tổn thương ngày càng sẫm màu hơn
- Tăng nhiễm cộm
- Khu vực da bị tổn thương có dấu hiệu dày sừng và trở nên thô ráp hơn
- Các vết hằn nứt cũng xuất hiện trên vùng da bị tổn thương
- Ngứa ngáy kéo dài dai dẳng
Các thể thường gặp của bệnh chàm
Bệnh chàm còn được phân thành nhiều thể bệnh, từng thể bệnh sẽ có hình thái tổn thương, các tác nhân gây bệnh cũng vị trí ảnh hưởng được thể hiện khác nhau.
Eczema tiếp xúc
Eczema tiếp xúc hay viêm da tiếp xúc là bệnh viêm da mãn tính, bệnh khởi phát khi tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây bệnh. Vì vậy, viêm da tiếp xúc thường sẽ bị tổn thương nặng ở những vùng da có khả năng tiếp xúc cao như tay, chân, cổ, mặt.
Những khu vực bị tổn thương sẽ xuất hiện các triệu chứng ngứa ngáy, đỏ rát, phù nề, có thể nổi mụn nước hoặc bọng nước. Nếu bạn gãi mạnh hay chà xát các mụn nước vỡ ra, tiết dịch gây lở loét, đóng vảy tiết hoặc bội nhiễm.
Eczema thể địa
Eczema thể địa hay viêm da cơ địa là bệnh ngoài da tương đối phức tạp, y học hiện nay vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân chính xác gây nên bệnh, các nguyên nhân được cho là bị ảnh bởi yếu tố di truyền, rối loạn hệ miễn dịch. Bệnh ngoài tổn thương da, còn có thể gây các biến chứng như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, sốt,…
Khác với các thể chàm còn lại, viêm da cơ địa có xu hướng xuất hiện ở trẻ sơ sinh, trẻ em và có thể theo xuyên suốt đến khi trưởng thành. Tùy thuộc vào giai đoạn phát bệnh mà bệnh có các hình thái tổn thương khác nhau.
Eczema đồng tiền
Bệnh chàm đồng tiền có xu hướng khởi phát ở nam giới ở độ tuổi trung niên nhiều hơn, bệnh bùng phát mạnh vào mùa đông. Người mắc bệnh chàm đồng tiền sẽ triệu chứng đặc trưng các tổn thương da có hình tròn hoặc hình oval. Quá trình tiến triển của bệnh cũng tương tự với bệnh viêm da cơ địa.
Bệnh chỉ khởi phá tập trung ở một số khu vực như thân mình, mu bàn tay, bàn chân và không đi kèm với các bệnh liên quan đến cơ địa. Chàm cơ địa không làm tăng kháng nguyên IgE bên trong huyết tương.
Eczema da dầu
Thể chàm da dầu hay còn gọi là viêm da dầu chỉ xuất hiện ở người người thuộc da dầu, bệnh điển hình bởi các triệu chứng như phát ban đỏ, các tuyến bã nhờn tiết ra nhiều, ẩm ướt, bong vảy.
Bệnh viêm da dầu thường gặp ở những vùng da có tuyến dầu nhờn hoạt động mạnh như vùng chữ T trên mặt, dưới ngực, bẹn sinh dục và những vùng có nếp nhăn.
Bệnh chàm có nguy hiểm không?
Bệnh chàm tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe của người bệnh, nhưng bệnh kéo dài, hay tái lại nhiều lần với các triệu chứng ngứa ngáy, dày sừng, thâm sẹo gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, tác động tâm lý, thẩm mỹ, chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Bệnh nếu không được kiểm soát kịp thời sẽ gây ra các biến chứng ảnh hưởng nặng nề như sau:
Chàm bội nhiễm: Tình trạng này thường xảy ra ở cuối giai đoạn chàm cấp tính do tụ cầu khuẩn xâm nhập và làm tổn thương da khiến da bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, chàm bội nhiễm còn đi kèm các triệu chứng như nóng sốt, đau nhức, buồn nôn, đau đầu.
Các bệnh cơ địa bùng phát: Người bệnh bị thể chàm cơ địa ngoài tổn thương da còn có thể kèm theo các bệnh lý khác như tiêu chảy, viêm tai giữa (xuất hiện ở trẻ sơ sinh), đục thủy tinh thể, viêm kết mạc xuất hiện ở trẻ em), hen suyễn, sốt cỏ khô (xuất hiện ở người trưởng thành).
Ảnh hưởng đến thể chất và trí não: Trường hợp trẻ em bị bệnh chàm sẽ khiến thể chất suy giảm, cơ địa trở nên nhạy cảm hơn, trí não cũng sẽ phát triển chậm hơn với những trẻ khỏe mạnh. Cùng với triệu chứng ngứa ngáy kéo dài dai dẳng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
Bệnh chàm có liên quan mật thiết đến yếu tố cơ địa, nên hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh. Các bác sĩ sẽ tập trung vào điều trị các triệu chứng của bệnh.
Người bệnh cũng không nên quá lo lắng, vì nếu áp dụng phương pháp điều trị đúng, tuân thủ các chỉ định của bác sĩ cũng như kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý và chăm sóc da đúng cách sẽ kiểm soát được bệnh, đồng thời có thể ngăn ngừa bệnh tái lại.
Các phương pháp điều trị bệnh chàm
Dựa vào mức độ và giai đoạn của bệnh mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ áp dụng các biện pháp điều trị bệnh phù hợp nhất, nhằm kiểm soát các triệu chứng của bệnh được tốt nhất.
Điều trị thuốc bằng thuốc Tây
Các bệnh da liễu nói chung và bệnh chàm nói riêng thường sẽ được các bác sĩ chỉ định dùng thuốc Tây trong điều trị vì có thể kiểm soát được các triệu chứng của bệnh nhanh chóng, hạn chế tình trạng lây lan, gây bội nhiễm.
Một số loại thuốc được chỉ định dùng điều trị bệnh lý này bao gồm:
- Các loại thuốc mỡ, kem dưỡng ẩm giúp chống khô da, hạn chế tình trạng bong tróc da, cung cấp độ ẩm cần thiết cho da.
- Các thuốc bôi ngoài da có chứa corticoid có tác dụng chính giảm ngứa, kháng viêm. Tuy nhiên, thuốc bôi này dùng trong thời gian dài có thể gây ra một số tác dụng phụ như teo da, nhăn da, gây kích ứng,…Nên bác sĩ sẽ cân nhắc kỹ trước khi chỉ định cho người bệnh dùng.
- Thuốc uống kháng Histamin giúp giảm ngứa ngáy, cải thiện tình trạng dị ứng.
- Thuốc ức chế Calcineurin: Thuốc sẽ tác động trực tiếp đến hệ miễn dịch giúp ngăn bệnh bùng phát. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc người bệnh lưu ý vì thuốc có nguy cơ gây tác dụng phụ cao.
- Đối với các trường hợp bệnh nặng có nguy cơ bị bội nhiễm, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thêm thuốc uống chứa corticoid hoặc thuốc tiêm.
- Với những vùng da bị nhiễm trùng sẽ được chỉ định dùng thêm các loại thuốc kháng sinh.
- Thuốc tiêm sinh học Dupilumab: Thuốc được tiêm trực tiếp dưới da, thuốc có tác dụng ngăn chặn bệnh bùng phát. Tuy nhiên, thuốc tiêm Dupilumab chỉ áp dụng cho người bệnh chàm mãn tính, tái phát liên tục.
Ngoài điều trị bệnh chàm bằng thuốc Tây, các bác sĩ có thể dùng liệu pháp ánh sáng để chữa bệnh. Lúc này, bác sĩ sẽ dùng tia UV chiếu trực tiếp lên da, giúp làm lành các vết thương do bệnh gây ra, đồng thời kích thích da phục hồi nhanh chóng.
Tuy nhiên, phương pháp này chưa được sử dụng rộng rãi vì chưa thể đảm bảo độ an toàn cao, có thể xảy ra các biến chứng trong quá trình điều trị.
Người bệnh cũng nên lưu ý dùng thuốc Tây theo chỉ định của bác sĩ, nghiêm túc điều trị. Không được tự ý dùng thuốc ngoài để điều trị vì có thể gây ra các dụng phụ, ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
Trong quá trình dùng thuốc, nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường hoặc dùng thuốc không thuyên giảm, bạn nên báo ngay cho bác sĩ điều trị để được theo dõi và điều chỉnh thuốc phù hợp.
Chữa chàm bằng Đông y hiệu quả tận gốc, triệt để
Đông y quan niệm chàm là do cơ thể ứ trệ phong nhiệt cộng thuyết nhiệt, gây ra tình trạng uất kết và bùng phát các triệu chứng đỏ da, mụn nước, phát ban, mẩn đỏ và ngứa.
Chàm được phân theo từng thể bao gồm thể thấp nhiệt, thể phong nhiệt, thể mạn tính. Mỗi thể sẽ có những bài thuốc phù hợp và được gia giảm thành phần để đạt hiệu quả cao nhất trên từng thể trạng của từng người bệnh. Một trong những bài thuốc Đông y chữa bệnh chàm nổi tiếng nhất hiện này phải kể đến Thanh bì dưỡng can thang của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc.
Nắm rõ những ưu thế nổi bật của Đông y trong điều trị các bệnh viêm da, trong đó có bệnh chàm, các chuyên gia hàng đầu của Trung tâm Thuốc dân tộc đã dày công nghiên cứu và bào chế thành công bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang, mang đến giải pháp toàn diện giúp đẩy lùi bệnh chàm từ gốc.
Thanh bì Dưỡng can thang đã được chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 giới thiệu tới đông đảo khán giả truyền hình trong số phát sóng ngày 19/11/2019 với chuyên đề Đẩy lùi viêm da cơ địa, vảy nến bằng Đông y.
Xem video trích phần giới thiệu bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang trên VTV2
Để tạo nên bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang, các chuyên gia của Trung tâm Thuốc dân tộc đã mất đến hơn 3 năm miệt mài nghiên cứu, sưu tầm và phân tích hàng chục bài thuốc cổ phương cùng rất nhiều tài liệu y văn cổ. Từ đó chọn ra 20 bài thuốc nổi bật nhất, trong đó có bài Trợ tạng bì của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông để chắt lọc những giá trị tinh hoa trong phép chữa và học hỏi kinh nghiệm phối thuốc của các bậc tiền nhân. Đồng thời, nhóm nghiên cứu còn ứng dụng những tiến bộ y học hiện đại vào quá trình bào chế để lần đầu tiên tạo ra bài thuốc Nam có sự kết hợp 3 dạng bào chế gồm UỐNG, BÔI, NGÂM RỬA.
Bộ ba chế phẩm của bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang đã tạo nên tác động kép ưu việt, tác động sâu vào tận căn nguyên gây ra bệnh chàm, vừa điều trị vừa phục hồi.
Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang mang đến phác đồ điều trị toàn diện và chặt chẽ, tạo tác động liên tục theo 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Tăng cường giải độc, loại bỏ căn nguyên gây bệnh chàm
Theo Y học cổ truyền, nguyên nhân gây bệnh chàm là do cơ thể bị nhiễm phải phong hàn hoặc thấp, nhiệt. Lâu ngày sinh ra huyết táo, không sinh dưỡng được da mà thành bệnh. Chính vì thế nguyên tắc điều trị của bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang là phải tăng cường giải độc cơ thể, để loại bỏ những yếu tố ngoại tà gây bệnh. Trong giai đoạn đầu do cơ thể đào thải độc tố khiến tình trạng công thuốc có thể xảy ra. Bệnh nhân không nên quá lo lắng, bởi đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang hấp thu tốt dược chất.
- Giai đoạn 2: Chấm dứt triệu chứng bệnh
Khi căn nguyên gây chàm da đã được loại bỏ thì các triệu chứng bệnh cũng thuyên giảm nhanh chóng. Lúc này bài thuốc sẽ tập trung xử lý và chữa lành các tổn thương trên da, đồng thời phục hồi và tái tạo làn da mới cho bệnh nhân.
- Giai đoạn 3: Dự phòng tái phát
Y học cổ truyền không chỉ chú trọng điều trị triệu chứng bệnh mà còn quan tâm đến việc điều dưỡng cơ thể để phòng ngừa tái phát. Chính vì thế, quá trình điều trị dù triệu chứng bệnh đã thuyên giảm người bệnh vẫn nên tiếp tục sử dụng bài thuốc theo đúng chỉ dẫn để cơ thể được phục hồi, tăng cường thể trạng và sức đề kháng, tạo ra hàng rào bảo vệ vững chắc cho da.
Với phác đồ điều trị chặt chẽ, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang mang đến hiệu quả vượt trội. Tính đến tháng 10/2019 đã có 3597 bệnh nhân được điều trị thành công nhờ vào bài thuốc này, chiếm tỉ lệ lên tới 95%. Trong đó:
- 80% bệnh nhân hết hẳn triệu chứng bệnh chỉ sau 2 – 3 tháng điều trị.
- 15% bệnh nhân kiểm soát bệnh ổn định hoàn toàn sau 4 – 5 tháng điều trị.
- 5% bệnh nhân thuyên giảm chậm, chủ yếu do không tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị và chế độ kiêng khem trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.
>> Xem chi tiết: Phản hồi của bệnh nhân đã điều trị khỏi bệnh chàm bằng Thanh bì dưỡng can thang
* Lưu ý: Bài thuốc chỉ được chỉ định khi có sự thăm khám trực tiếp hoặc tư vấn qua thông tin, hình ảnh bệnh nhân cung cấp của bác sĩ đang công tác tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Bệnh nhân nên liên hệ trực tiếp với Trung tâm để được thăm khám, chấn đoán và kê đơn chính xác theo thông tin chúng tôi cung cấp [CHÍNH XÁC] dưới đây:
- HÀ NỘI: Biệt thự B31 ngõ 70 Nguyễn Thị Định,Thanh Xuân | Điện thoại: (024) 7109 6699 – 0983 059 582
- HỒ CHÍ MINH: Số 145 Hoa Lan, phường 2, quận Phú Nhuận | Điện thoại: 0203 6570128 – 0972606773
- QUẢNG NINH: Số 116 Văn Lang, P. Hồng Gai, TP Hạ Long | Điện thoại: (028) 7109 6699 – 0932 064 179
- Website: thuocdantoc.org | Fanpage: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc
Các biện pháp điều trị tại nhà
Bên cạnh việc điều trị bệnh chàm bằng thuốc Tây, bạn có thể kết hợp với các biện pháp chăm sóc da tại nhà để cải thiện các triệu chứng của bệnh, đồng thời có thể rút ngắn thời gian điều trị bệnh để mang lại kết quả tốt hơn.
Một số biện pháp điều trị tại nhà bao gồm:
- Để làm giảm cơn ngứa ngáy dữ dội ở giai đoạn cấp tính. Bạn có thể chườm đá để cải thiện tình trạng ngứa ngáy và giảm sưng đỏ.
- Cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, giảm bớt lượng công việc,… Đặc biệt khi bệnh bùng phát mạnh ở giai đoạn cấp tính.
- Người bệnh không nên tắm nước nóng, chỉ nên tắm nước ấm để giúp mềm da, loại bỏ các lớp vảy một cách nhẹ nhàng, giảm nhiễm cộm khi đang trong giai đoạn mãn tính.
- Tăng cường dưỡng ẩm cho da mỗi ngày từ 2-3 lần tùy theo mức độ khô của da. Ngoài ra dưỡng ẩm còn giúp da khỏe mạnh, loại bỏ các lớp sừng trên da, hạn chế tình trạng khô ráp,…
- Người bị bệnh chàm nên chọn mặc những bộ quần áo có chất liệu cotton, thấm hút tốt, rộng rãi thoáng mát hạn chế ma sát sẽ làm da tổn thương nặng hơn.
- Khi bệnh ở giai đoạn cấp tính và bán cấp, bạn không nên sử dụng các mẹo chữa dân gian từ các thảo dược tự nhiên. Vì có nguy có nhiễm khuẩn và làm tổn thương da rất cao.
- Áp lực tâm lý, căng thẳng, rối loạn cảm xúc có thể khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn và có nguy cơ lây lan nhanh chóng. Vì vậy, trong quá trình điều trị bệnh, bạn cần giữ cho mình tâm lý thoải mái, học cách quản lý cảm xúc, có thể tập yoga để giúp tăng cường kháng thể, phục hồi bệnh tốt hơn.
Phòng ngừa bệnh chàm (Eczema)
Bệnh chàm có xu hướng bùng phát theo từng đợt và tỷ lệ tái phát cao. Vì vậy, bên cạnh việc điều trị và chăm sóc da đúng cách, người bệnh cần lưu ý các biện pháp để phòng ngừa bệnh tái lại.
Một số biện pháp phòng ngừa bệnh chàm tái phát bao gồm:
- Vệ sinh da sạch sẽ, sử dụng kem dưỡng ẩm và kem chống nắng mỗi ngày để bảo vệ làn da tránh khỏi các tác nhân gây hại.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân bên ngoài có nguy cơ gây bệnh cao.
- Người bị chàm nên chú ý lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da phù hợp, có nồng độ PH dịu nhẹ, tránh các sản phẩm có các chất tẩy rửa cao.
- Chia sẻ với bác sĩ tiền sử mắc bệnh chàm để được khám và chỉ định dùng các loại thuốc phù hợp.
- Thực hiện lối sống lành mạnh, hạn chế mệt mỏi, căng thẳng trong thời gian dài, rối loạn nội tiết tố và suy giảm thể chất.
- Không nên tắm hơn 15 phút, hạn chế tắm với nước nóng. Vì có thể làm lớp lipid trên da dần mất đi, da trở nên yếu đi và bệnh chàm dễ bùng phát hơn.
Bệnh chàm gây tổn thương da, kéo dài thời gian điều trị cũng như hay tái lại nhiều lần. Vì vậy, khi phát hiện có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời để có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh được tốt nhất, cũng như rút ngắn được thời gian điều trị được tốt hơn.