Nốt ruồi có thể mọc ở bất kỳ ở vị trí nào trên cơ thể. Nhiều người muốn xóa nốt ruồi khi chúng mọc ở những nơi làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Vậy xóa nốt ruồi có an toàn và có để lại sẹo không?
Không phải nốt ruồi nào cũng có thể tẩy đi. Vậy có những loại nốt ruồi nào và làm cách nào để phá nốt ruồi hiệu quả? Mời bạn cùng tìm hiểu ngay sau đây!
Nốt ruồi là gì?
Nốt ruồi trong y khoa gọi là nevus. Về cơ bản, nốt rồi là sự tăng sinh và tích thành một cụm các tế bào melanin (tế bào hắc sắc tố) trong da. Đa phần nôt rồi không có hại cho da. Về hình dạng, nốt ruồi thường có hình tròn hoặc hình bầu dục, ở dạng phẳng hoặc nổi lên bề mặt da.
Hầu hết các nốt ruồi xuất hiện trong khoảng thời gian thời thơ ấu hoặc trong 20 năm đầu đời. Ở tuổi trưởng thành, trung bình mỗi người có từ 10 đến 40 nốt ruồi.
Nốt ruồi có vòng đời trung bình khoảng 50 năm. Theo thời gian nhiều năm, nốt ruồi thường phát triển chậm hơn và màu sắc mờ nhạt dần . Ngoài ra, lông có thể mọc trên nốt ruồi.
Các loại nốt ruồi phổ biến
- Nốt ruồi thông thường (Common Nevi): Nốt ruồi thông thường là nốt ruồi mọc trên da màu hồng, nâu, rám nắng
- Nốt ruồi bẩm sinh (Congenital Nevi): Đây là nốt ruồi xuất hiện từ khi bạn sinh ra. 1/100 người có sẽ nốt ruồi bẩm sinh này. Ngoài ra, khả năng nốt ruồi bẩm sinh phát triển thành khối u ác tính cao hơn nốt ruồi xuất hiện sau khi sinh. Nếu kích cỡ đường kính của nốt ruồi lớn hơn 8mm thì khả năng cao trở thành ung thư.
- Dysplastic Nevi: Đây là loại nốt có hình dạng màu sắc không đều. Ở giữa nốt ruồi có màu nâu sẫm hơn so với xung quanh bên ngoài của nốt ruồi. Nguyên chính thường có nốt ruồi này là do di truyền. Những người có chúng có thể có hơn 100 nốt ruồi. Những nốt ruồi này có khả năng phát triển thành những khối u ác tính (ung thư) lớn hơn. Nếu có bất kỳ thay đổi ở nốt ruồi, bạn nên tới thăm khám bác sĩ da liễu để được kiểm tra liệu có phải là ung thư da hay không.
Có nên xóa nốt ruồi không? Cách nhận biết nốt ruồi ác tính
Hầu hết các nốt ruồi đều không có hại và không phải là mối nguy hiểm tới sức khỏe. Tuy nhiên, vẫn có vài trường hợp nốt ruồi là nốt ruồi ác tính cần được kiểm tra bởi bác sĩ da liễu có chuyên môn cao. Một trong những cách phổ biến để xác định xem nốt ruồi đó có phải khối u ác tính hay không dựa vào hướng dẫn ABCDE:
- A-Asymmetry: Nếu nốt ruồi của bạn không đối xứng, nó có thể là một dấu hiệu của bệnh ung thư.
- B-Border: Đường viên không rõ ràng, lởm chởm
- C-Color: Những nốt ruồi lành tính thường có màu sắc rõ ràng (màu sáng hoặc tối rõ ràng). Ngược lại những nốt ruồi ác tính màu sắc thường kết hợp nhiều màu sắc sẫm, đen,..
- D-Diameter: Nốt ruồi ác tính thường có đường kính lớn hơn cục tẩy đầu bút chì
- E-Evolving: Nếu nốt ruồi có sự thay đổi kích thước, màu sắc,… trong trong thời gian ngắn bạn nên tìm tham vấn với bác sĩ da liễu.
Có nên xóa nốt ruồi không? Thông thường, những nốt ruồi có các dấu hiệu dựa theo ABCDE trên thường là biểu hiện của nốt ruồi ác tính (ung thư). Bạn không nên vội vàng phá nốt ruồi mà nên trao đổi những phương pháp điều trị với các chuyên gia da liễu để đảm bảo an toàn.
Các phương pháp tẩy nốt ruồi
Tùy vào từng tình trạng da và loại nốt ruồi, các bác sĩ da liễu sẽ chỉ định và điều trị xóa nốt ruồi. Một vài phương pháp xóa nốt ruồi phổ biến mà bạn có thể tham khảo bao gồm:
1. Phẫu thuật xâm lấn
- Sinh thiết cắt bỏ (Excisional biopsy): Lấy mẫu mô nhỏ của nốt ruồi để kiểm tra ở phòng thí nghiệm liệu có phải là nốt ruồi ác tính không. Trong trường hợp là ung thư, Sinh thiết cắt bỏ được thực hiện, toàn bộ khối u sẽ được cắt bỏ. Vùng xung quanh nốt ruồi được gây gây tê cục bộ, sau đó được cắt ra cùng với một số mô xung quanh. Vì phẫu thuật cắt bỏ nên nguy cơ để lại sẹo nhỏ khá cao.
- Sinh thiết bấm (A ‘punch’ biopsy): Đây là phương pháp được thực hiện trên nốt ruồi khá nhỏ. Sau khi sinh thiết, nốt ruồi ác tính sẽ được cắt bỏ toàn bộ. Giống sinh khiết cắt bỏ thì phương pháp này cũng gây tê trước khi thực hiện, tuy nhiên sinh khiết bấm lại ít xấm lấn hơn nhiều so với sinh khiết cắt bỏ. Phương pháp này có thể để lại vết sẹo nhỏ hoặc không.
2. Phương pháp không xâm lấn
- Xóa nốt ruồi bằng phương pháp đốt điện: Là phương pháp sử dụng dòng điện để đốt nốt ruồi. Trong quá trình thực hiện có thể khiến chảy máu. Sau khi thực hiện đốt điện lên nốt ruồi bạn được bác sĩ kê toa thuốc. Phương pháp này giảm khả năng để lại sẹo và được áp dụng với nốt ruồi lành tính.
- Phương pháp sóng RF (Radio Frequency): Là phương pháp sử dụng bước sóng vô tuyến có tần số cao để loại bỏ nốt ruồi (được gây tê cục bộ trước khi thực hiện). Ưu điểm lớn của phương pháp này là ít gây chảy máu và hạn chế để lại sẹo. Vết thương lành nhanh hơn và có ít khả năng bị nhiễm trùng.
- Phẫu thuật lạnh (Cryosurgery) hay còn được gọi là liệu pháp áp lạnh (Cryo Therapy). Sử dụng nitơ lỏng để loại bỏ các tổn thương da, nốt ruồi bị đóng băng. Các tế bào bên trong bị phá hủy hoàn toàn và được loại bỏ bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể hoặc tạo thành một vảy bong tróc và rơi ra ngoài.
Cách phòng ngừa nốt ruồi ác tính
Nốt ruồi xuất hiện trên da là một phần tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý và nên chủ động có những biện pháp phòng ngừa nốt ruồi ác tính (ung thư da):
- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời (đặc biệt trong thời gian ánh nắng hoạt động mạnh từ 8 giờ sáng – 4 giờ chiều
- Thoa kem chống nắng hằng ngày
- Đi kiểm tra nốt ruồi nếu có bất kỳ sự thay đổi bất thường nào.
Xóa nốt ruồi có để lại sẹo sau khi điều trị hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng của nốt ruồi, phương pháp điều trị, kỹ năng tay nghề của người thực hiện và cách chăm sóc da sau khi điều trị. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về các loại nốt ruồi và các phương pháp xóa nốt ruồi an toàn, hiệu quả.