Viêm da liên cầu khuẩn là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, một số trường hợp bắt gặp ở cả người lớn. Bệnh lý này chủ yếu hình thành do vi khuẩn liên cầu và tụ cầu gây ra dưới nhiều dạng như chốc loét, chốc lây, chốc mép, viêm quầng, hăm kẽ. Với từng trường hợp sẽ có các biểu hiện nhận biết và cách điều trị riêng biệt nên các bạn cần lưu ý khi tiến hành chữa trị.
Viêm da liên cầu khuẩn là gì? Có lây không?
Viêm da liên cầu khuẩn là bệnh lý ngoài da do vi khuẩn liên cầu và tụ cầu gây ra. Các vi khuẩn này thường trú ngụ ở những khu vực nhiều lông, dễ tiết mồ hôi và bã nhờn. Bệnh thường phát triển vào mùa mưa, đặc biệt là sau các đợt ngập lụt và lũ, thời điểm thuận lợi cho liên cầu khuẩn phát triển và gây bệnh.
Bệnh lý này có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc sử dụng chung các đồ dùng sinh hoạt, thậm chí có thể bùng phát thành dịch nếu thời tiết thay đổi thất thường.
Căn bệnh này thường gặp ở trẻ em, nhất là với trẻ nhỏ chưa có khả năng phòng bệnh. Vì vậy, phụ huynh cần đặc biệt cẩn trọng, cảnh giác và trang bị đầy đủ kiến thức về việc phòng tránh bệnh cho con trẻ.
Theo các bác sĩ chuyên khoa thì viêm da liên cầu không phải là bệnh nguy hiểm, nhưng có thể làm suy giảm sức đề kháng, suy giảm miễn dịch, tạo cơ hội cho nhiều bệnh lý khác phát triển. Ngoài ra, bệnh nặng có thể biến chứng gây nhiễm trùng, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nguyên nhân gây viêm da liên cầu khuẩn
Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh viêm da liên cầu là vi khuẩn liên cầu và tụ cầu, hai loại vi khuẩn thường sống bám trên da. Khi sức đề kháng của bệnh nhân yếu hoặc gặp một số vấn đề về da thì vi khuẩn sẽ có điều kiện thuận lợi để sinh sôi và phát triển.
Những nguyên nhân cụ thể gây nên viêm da liên cầu là:
- Hệ miễn dịch suy giảm, sức đề kháng suy giảm do bị ốm, suy dinh dưỡng hoặc gặp các vấn đề về da.
- Vết thương trên da không được vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
- Da thuộc loại da luôn ẩm ướt, nhiều mồ hôi và bụi bẩn bám trên da nhưng người bệnh không vệ sinh thường xuyên hoặc vệ sinh không đúng cách.
- Thời tiết ẩm ướt, đặc biệt là sau dịp mưa lũ, thời điểm mà độ ẩm trong không khí cao thuận lợi cho vi khuẩn phát triển
Các dạng viêm da liên cầu khuẩn và triệu chứng đi kèm
Bệnh viêm da bao gồm các dạng: dạng chốc lây, hăm kẽ, chốc mép, chốc loét, viêm quầng. Các triệu chứng đi kèm của từng dạng bệnh cụ thể như sau:
Viêm da liên cầu khuẩn chốc lây
Là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, ít gặp ở người lớn. Bệnh có thể lây lan qua đường tiếp xúc trực tiếp hoặc sử dụng chung các đồ dùng cá nhân. Nguyên nhân chính gây nên bệnh là vi khuẩn liên cầu và tụ cầu.
- Da xuất hiện các mảng có vảy màu vàng, có dịch vàng chảy ra tại vị trí đóng vảy.
- Bết tóc ở vùng đầu do dịch vàng dính vào.
- Nổi hạch, sưng đau và có các vết trợt đỏ tại vùng da bị chốc lây.
Viêm da liên cầu khuẩn hăm kẽ
Các đối tượng như trẻ thừa cân, béo phì, có nhiều nếp gấp trên da hoặc đổ nhiều mồ hôi thường mắc phải tình trạng viêm da này, đặc biệt là vào mùa hè.
- Vùng da tại các vị trí có nếp gấp như cổ, mông, bẹn, rốn … bị tổn thương.
- Vùng da bị tổn thương có những đám đỏ ở lớp bì ngoài.
- Xuất hiện tình trạng chảy dịch vàng, đau rát khó chịu, viền da mỏng.
Viêm da liên cầu khuẩn chốc mép
Hiện tượng này chủ yếu xuất hiện ở trẻ nhỏ. Dễ bị lây lan khi tiếp xúc trực tiếp vào vùng da nhiễm khuẩn hoặc dùng chung các vật dụng sinh hoạt cá nhân như khăn mặt, cốc uống nước…
- Xuất hiện các vết nứt trợt tại hai bên kẽ mép, vùng da tổn thương thường đóng vảy, có dịch vàng
- Miệng dễ chảy máu, sưng rát, cảm giác khó chịu khi ở miệng, nhai hoặc nói chuyện
- Đồng thời bệnh nhân cũng có thể nổi hạch ở dưới hàm
Viêm da liên cầu khuẩn chốc loét
Là dạng tổn thương da nặng, vùng ảnh hưởng ăn sâu vào trung bì, tác động xấu đến cấu trúc da nếu phát hiện chậm. Bệnh lý này thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ suy dinh dưỡng, hệ miễn dịch suy giảm. Các triệu chứng thường gặp là:
- Vùng cổ chân hoặc cẳng chân xuất hiện các mụn nước hoặc mụn mủ
- Các mụn nước khi vỡ tạo ra các vết loét gây viêm tại chỗ, có dấu hiệu tím tái
- Các vết loét thường lâu đóng vảy và sau khi đóng vảy thường để lại sẹo
Viêm da liên cầu khuẩn viêm quầng
Là dạng nhiễm khuẩn dưới da thường gặp ở trẻ sơ sinh, người già, do vi khuẩn liên cầu độc tố cao gây nên và có nguy cơ gây tử vong cao.
- Người bệnh ban đầu sẽ sốt cao đột ngột, một số trường hợp có thể co giật kèm theo sốt rét, nôn mửa.
- Một số vùng da nhất định sẽ cảm thấy căng, sang ngày thứ hai thì đỏ, bóng và phù.
- Vùng da tổn thương có màu đỏ, phù, cao hơn mặt da bình thường, bóp vào sẽ thấy đau.
- Nếu không điều trị sớm có thể xảy ra viêm nội tâm mạc, viêm khớp, viêm màng não.
Điều trị viêm da liên cầu như thế nào?
Phương pháp điều trị viêm da liên cầu phụ thuộc vào dạng bệnh mắc phải. Chính vì vậy, khi gặp các dấu hiệu của bệnh viêm da liên cầu, bạn cần đi khám để biết chính xác dạng bệnh, từ đó bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị phù hợp.
Sau đây là những cách chữa viêm da liên cầu khuẩn tương ứng với từng dạng viêm da cụ thể, người bệnh có thể tham khảo:
Điều trị viêm da liên cầu dạng chốc lây
Người bệnh thường được chỉ định một số thuốc trị viêm da dạng chốc lây như nhóm thuốc sát khuẩn, Eosin nồng độ 2%, kháng sinh như Methylen nồng độ 1% và các kháng sinh dạng uống khác.
Với các vết da tổn thương có mủ chưa vỡ thì dùng nên dùng kim đã qua sát khuẩn chọc cho mủ chảy ra hết, thấm mủ vào bông để tránh lây lan. Còn với vùng chốc có nhiều vỡ thì nên đắp gạc có chấm dung dịch sát khuẩn. Sau đó chấm các thuốc sát khuẩn như Chlorocid 1%, Methylen 1%, Eosin 2% lên vết thương.
Nếu vết thương bị viêm nhiễm thì sẽ được chỉ định một số thuốc kháng sinh.
Điều trị viêm da liên cầu khuẩn dạng hăm kẽ
Trường hợp bệnh này thường được điều trị bằng dung dịch kháng khuẩn, vệ sinh da và làm dịu vùng da tổn thương. Rửa vết thương với thuốc tím nồng độ 1/4000, chấm dung dịch nitrat bạc nồng độ 0,25% để kháng khuẩn ngoài da.
Vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên thay tã lót và vệ sinh các nếp kẽ da cho trẻ bằng phấn rôm. Lưu ý không bôi thuốc mỡ hoặc hồ nước để vệ sinh ngoài da hoặc điều trị.
Điều trị viêm da liên cầu khuẩn dạng chốc loét
Rửa vết thương với thuốc tím nồng độ 1/4000, chấm dung dịch nitrat bạc nồng độ 0,25% để kháng khuẩn ngoài da. Sử dụng các loại kháng sinh theo đường uống hoặc tiêm và bôi thuốc mỡ kháng sinh. Sử dụng màng bọc sinh học để bảo vệ vùng da bị thương và làm khô vết loét.
Điều trị viêm da liên cầu khuẩn dạng chốc mép
Bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị tại chỗ giúp giảm các triệu chứng ngoài da và ngăn chặn nhiễm khuẩn. Một số thuốc điều trị viêm da dạng chốc mép là thuốc mỡ kháng sinh, kháng khuẩn bằng cách sử dụng dung dịch nitrat bạc.
Điều trị viêm da liên cầu khuẩn dạng viêm quầng
Viêm da dạng viêm quầng nếu có biến chứng thì tỷ lệ tử vong ở trẻ em là 50%. Do đó, người bệnh cần sớm đến bệnh viện và điều trị theo phác đồ từ phía các bác sĩ.
Với dạng bệnh này, bác sĩ sẽ chỉ định một số kháng sinh mạnh kèm theo điều trị giảm đau và an thần. Đồng thời người bệnh có thể dùng thêm các loại vitamin để tăng cường sức đề kháng.
Như vậy, tùy theo từng dạng viêm da liên cầu khuẩn cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định các cách điều trị cụ thể. Điều quan trọng nhất là người bệnh cần chú ý đến các triệu chứng bệnh và tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía bác sĩ ngay khi bệnh mới khởi phát.
Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả
Viêm da liên cầu là bệnh lý có thể lây lan, thậm chí là bùng phát thành dịch. Vì vậy, các bạn cần trang bị kiến thức phòng bệnh hiệu quả:
- Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt và thường xuyên vệ sinh da đúng cách để vi khuẩn không có điều kiện sinh sôi phát triển.
- Không sinh hoạt cùng hoặc sử dụng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh để tránh trường hợp lây lan.
- Vệ sinh môi trường sinh sống và thường xuyên vệ sinh ga, gối, chăn để tránh vi khuẩn trú ngụ.
- Bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin giúp tăng cường sức đề kháng, đặc biệt là vào thời điểm dễ mắc bệnh như đầu hè, mùa mưa lũ.
Viêm da liên cầu khuẩn là bệnh ngoài ra có khả năng lây lan và dễ bùng phát thành dịch. Đồng thời nếu không chữa trị kịp thời bệnh sẽ dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, khi phát hiện các dấu hiệu ban đầu bạn nên đến các cơ sở y tế để xác định bệnh và được bác sĩ chỉ định cách chữa phù hợp.
Đừng bỏ lỡ: