Viêm da cơ địa ở người lớn thường ở mức độ nhẹ, đa phần chỉ gây tổn thương ở da. Tuy nhiên bệnh viêm da cơ địa có các triệu chứng kéo dài dai dẳng và hay tái lại. Vậy người bệnh cần áp dụng các biện pháp điều trị và kết hợp các biện pháp phòng ngừa như thế nào để mang lại hiệu quả? Hãy cùng tham khảo thông tin bài viết dưới đây.
Bệnh viêm da cơ địa ở người lớn là gì?
Viêm da cơ địa hay còn gọi là chàm thể tạng, các triệu chứng của bệnh gây ra các tổn thương mãn tính và kéo dài dai dẳng. Viêm da cơ địa là hệ quả của các yếu tố cơ địa như di truyền, hệ miễn dịch, loại da, tình trạng sức khỏe,…
Bệnh lý thường xuất hiện ở trẻ em dưới 6 tuổi (chiếm khoảng 70%) và số ít ở người trưởng thành. Các triệu chứng viêm da cơ địa ở người lớn không chỉ gây ra các tổn thương ngoài da mà còn có thể xuất hiện các biểu hiện như hen suyễn và sốt cỏ khô.
Hiện tại, y học vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị viêm da cơ địa dứt điểm, bởi căn nguyên, tính triển và tính chất phức tạp của bệnh nên các biện pháp điều trị chủ yếu tập trung kiểm soát các triệu chứng của bệnh lý, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng hiệu quả.
Dấu hiệu nhận biết viêm da cơ địa ở người lớn
Bệnh viêm da cơ địa ở người lớn đều có những biểu hiện khác nhau ở giai đoạn cấp tính và mãn tính. Bên cạnh đó, phạm vi ảnh hưởng, vị trí xuất hiện và mức độ tổn thương sẽ phụ thuộc vào cơ địa, hệ miễn dịch và độ tuổi của từng trường hợp.
Viêm da cơ địa ở người lớn trong giai đoạn cấp tính thường có các biểu hiện như:
- Trên da sẽ xuất hiện các vết ban màu hồng hoặc đỏ, hình dạng và kích thước đa dạng, các tổn thương thường bằng phẳng, không có ranh giới rõ ràng.
- Các mụn nước nhỏ hoặc nốt sẩn nổi trên da, các mụn nước có xu hướng tự vỡ và tiết dịch.
- Da bị phù nề, các dịch tiết khô lại đóng thành vảy tiết.
- Vùng da bị tổn thương có thể gây sưng đau, nóng rát và ngứa âm ỉ.
Triệu chứng viêm da cơ địa ở người lớn trong giai đoạn mãn tính:
- Khu vực da bị tổn thương bị thâm sạm, dày sừng, liken hóa.
- Trên da có thể xuất hiện vết nhăn hoặc nứt nẻ.
- Viêm da cơ địa ở giai đoạn này thường gây ngứa ngáy, ít đau rát và nóng da.
Các tổn thương do viêm da cơ địa thường tập trung ở khuỷu tay, mu bàn tay, mặt sau đầu gối, lòng bàn chân, lòng bàn tay, lưng, ngực và đầu, thường có tính chất đối xứng. Ngoài ra, trong một số trường hợp, tổn thương có thể lan ra toàn bộ thân trên, thân dưới, các chi,…
Nguyên nhân dẫn đến viêm da cơ địa ở người lớn
Viêm da cơ địa và các bệnh ngoài da mãn tính thường có nguyên nhân phức tạp. Vì vậy nên hiện nay y học vẫn chưa thể xác định căn nguyên chính xác gây ra các bệnh lý này.
Tuy nhiên khi thực hiện sinh thiết mô da của bệnh nhân, bác sĩ nhận thấy ở những người bị viêm da cơ địa có nồng độ IgE cao hơn những người bình thường. Hơn 70% ca bệnh có người thân mắc các bệnh lý liên quan đến cơ địa như hen suyễn, viêm da cơ địa, chàm, viêm da tiếp xúc,…
Ngoài các yếu tố chính, các triệu chứng viêm da cơ địa còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:
- Dị ứng: Dị ứng là một trong những yếu tố mật thiết liên quan đến viêm da cơ địa. Các phản ứng dị ứng chủ yếu khởi phát do sự thay đổi thời tiết đột ngột, tác dụng phụ thuốc điều trị, nấm mốc, thực phẩm, hóa mỹ phẩm,…
- Hệ miễn dịch suy giảm: Suy giảm hệ miễn dịch có thể khiến các triệu chứng viêm da cơ địa bùng phát. Đối với những người có sức khỏe kém, bệnh viêm da cơ địa không chỉ gây ra các tổn thương ngoài da mà còn có thể gây bùng phát các bệnh lý như hen suyễn, viêm mũi dị ứng, sốt cỏ khô,…
- Kích ứng: Thường xảy ra khi da tiếp xúc với các mủ nhựa thực vật của cây tầm ma, trường xuân hoặc tiếp xúc với nọc độc côn trùng.
- Yếu tố cơ học: Triệu chứng viêm da cơ địa còn có thể bùng phát khi làn da ma sát với quần áo có chất liệu dày hoặc mang giày chật, bít trong thời gian dài.
- Tác động tâm lý: Căng thẳng, làm việc quá sức, chấn động tinh thần, áp lực trong thời gian dài cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm da cơ địa ở người lớn.
Viêm da cơ địa ở người trưởng thành nguy hiểm không?
Thông thường bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh thường có mức độ tổn thương nghiêm trọng hơn và phạm vi ảnh hưởng rộng hơn so với bệnh viêm da cơ địa ở người lớn. Người trưởng thành sẽ có hệ miễn dịch hoàn thiện và thể trạng tốt hơn nên các biểu hiện của bệnh lý chỉ tập trung ở làn da và rất ít trường hợp kích thích các bệnh cơ địa khác bùng phát.
Tuy nhiên, với đặc tính dai dẳng và hay tái phát nên viêm da cơ địa rất dễ tiến triển thành mãn tính. Khi các tổn thương da tái phát nhiều lần nếu không có các biện pháp chăm sóc hợp lý sẽ phát sinh các biến chứng, bao gồm:
Viêm da cơ địa bội nhiễm: Hiện tượng bội nhiễm thường xuất hiện trong giai đoạn cấp tính, chủ yếu gây ra bởi các vi khuẩn và tụ cầu vàng. Các triệu chứng viêm da cơ địa bội nhiễm không chỉ gây tổn thương nghiêm trọng cho làn da mà còn kèm theo ngứa ngáy dữ dội, đau rát sưng sưng đỏ.
Có nguy cơ mắc các bệnh cơ địa: Theo các thống kê, các trường viêm da cơ địa tái phát trên 5 lần trong một năm sẽ có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng, sốt cỏ khô cao hơn những người bình thường.
Làm giảm chất lượng cuộc sống: Viêm da cơ địa là bệnh lý ngoài da, không gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, các triệu chứng của bệnh thường tái phát và gây ngứa ngáy khó chịu nên sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ, làm giảm hiệu suất học tập, làm việc, đồng thời tác động xấu đến hoạt động sinh hoạt hằng ngày.
Ảnh hưởng đến tâm lý: Các tổn thương viêm da cơ địa thường gây ra các sẹo thâm, ngứa ngáy khó chịu. Các triệu chứng thường khu trú ở chân, tay, cổ, mặt, đầu gây ảnh hưởng đến ngoại hình và khiến người bệnh tự ti, ngại giao tiếp.
Chẩn đoán viêm da cơ địa ở người lớn
Việc chẩn đoán bệnh viêm da cơ địa dựa vào bệnh sử và hình thái tổn thương. Ngoài ra, bác sĩ điều trị sẽ tiến hành chẩn đoán để phân biệt viêm da cơ địa và những bệnh lý như:
Bệnh tổ đỉa: Tổ đỉa là bệnh viêm da mãn tính, bệnh khởi phát với triệu chứng đặc trưng là nổi mụn nước ở lòng bàn chân, bàn tay. Tổ đỉa thường không phát ban, các mụn nước cũng mọc sâu trong da hơn mụn nước của bệnh viêm da cơ địa.
Bệnh Zona thần kinh: Đây là một dạng tổn thương da thứ phát do virus varicella zoster gây ra. Bệnh xuất hiện kèm theo các biểu hiện như xuất hiện các vết ban hồng hơi sưng phù, nổi mụn nước tập trung hoặc chạy dọc theo dây thần kinh. Ngoài ra, bệnh Zona thần kinh còn có biểu hiện sốt nhẹ, sưng phù và đau rát.
Herpes sinh dục/ herpes môi: Bệnh khởi phát bởi chủng virus herpes simplex gây ra, điển hình bởi các mụn nước nổi trên vùng da bị tổn thương gây ngứa ngáy và dần chuyển sang đau rát.
Ngoài ra, chẩn đoán viêm da cơ địa ở người lớn vào phụ thuộc vào các tiêu chuẩn khác như nồng độ IgE tăng cao, da khô, tổn thương da tái phát nhiều lần,…
Điều trị viêm da cơ địa ở người lớn
Để đạt hiệu quả trong điều trị viêm da cơ địa người trưởng thành cần phải loại bỏ các yếu tố thuận lợi như thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng, hóa chất, kim loại, thuốc,…Sau đó người bệnh dùng thuốc uống và thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
Dùng thuốc Tây điều trị
Để làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa nhanh chóng và phòng ngừa các biến chứng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng một số loại thuốc uống và thuốc bôi tại chỗ.
Các loại thuốc điều trị tại chỗ, bao gồm:
Dung dịch Hexamidine/ Chlorhexidine, thuốc tím: Các loại dung dịch này được chỉ định khi các triệu chứng viêm da cơ địa mới bùng phát, thuốc có tác dụng khử khuẩn và sát trùng nhẹ.
Hồ nước/ Nitrat bạc: Thuốc bôi dùng ở giai đoạn cấp tính, sử dụng ngay sau khi dùng dung dịch kháng khuẩn. Hồ nước và nitrat bạc có khả năng làm khô dịch tiết và đóng mài nhanh ở những vùng da bị tổn thương.
Thuốc bôi chứa corticoid: Các loại thuốc bôi, thuốc mỡ chứa corticoid thường được chỉ định có các trường hợp viêm da cơ địa ở giai đoạn mãn tính. Nếu dùng thuốc trong giai đoạn cấp tính sẽ khiến da bị bí dẫn đến các tổn thương lâu lành.
Thuốc bôi corticoid giúp cải thiện nhanh các triệu chứng dị ứng và sưng viêm. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như teo da, mỏng da, dày sừng nang lông, nhiễm trùng,…
Thuốc chứa acid salicylic: Thuốc bôi này có tác dụng giảm tình trạng dày sừng, bạt sừng ở da. Thuốc thường được bác sĩ dùng trong điều trị viêm da cơ địa ở giai đoạn mãn tính.
Các loại kem dưỡng ẩm: Có tác dụng làm dịu vùng da bị tổn thương, giảm tình trạng da khô ráp, nứt nẻ. Các loại kem dưỡng ẩm được sử dụng khi những vùng da tổn thương đã lành.
Các loại thuốc điều trị toàn thân:
Thuốc kháng histamin: Thuốc kháng histamin thế hệ I có công dụng giảm ngứa ngáy và ngăn ngừa tình trạng dị ứng. Thuốc có khả năng ức chế thụ thể histamin ở hệ thần kinh trung ương nên trong thời gian dùng thuốc sẽ có biểu hiện buồn ngủ.
Thuốc uống chứa corticoid: Thuốc có thể được chỉ định dùng trong giai đoạn cấp tính, giúp làm giảm dị ứng, kháng viêm mạnh. Tuy nhiên, thuốc cũng có nguy cơ gây rủi ro cao, do đó người bệnh chỉ nên dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ và dùng đúng liều lượng.
Các loại thuốc uống chứa corticoid rất ít được dùng trong trường hợp viêm da cơ địa mãn tính, vì trong thuốc có chứa độc tính cao, kích thích các triệu chứng bệnh bùng phát dữ dội hơn.
Thuốc kháng sinh, chống vi nấm: Đối với trường hợp viêm da cơ địa bội nhiễm, bác sĩ điều trị sẽ chỉ định thêm một số loại thuốc kháng sinh và chống nấm trong vòng 7 – 10 ngày.
Thuốc chống viêm không chứa steroid: Trường hợp các tổn thương trên da gây viêm, đau rát và sốt nhẹ, lúc này bác sĩ có thể dùng thuốc chống viêm không chứa steroid để kiểm soát các triệu chứng hiệu quả.
Các viên uống bổ sung: Bên cạnh các loại thuốc điều trị, bác sĩ có thể chỉ định một số viên uống để bổ sung vitamin C, B trong trường hợp viêm da cơ địa mãn tính bùng phát nhiều lần do bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc thiếu dưỡng chất.
Ngoài ra, đối với những trường hợp viêm da cơ địa không đáp ứng được thuốc điều trị, bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng phương pháp trị liệu ánh sáng và chiếu tia laser.
Áp dụng các bài thuốc dân gian
Các bài thuốc dân gian sẽ có tác dụng chậm trong điều trị viêm da cơ địa ở người lớn, tuy nhiên phương pháp này tương đối an toàn và lành tính nên thường được kết hợp với các phương pháp điều trị Tây y và Đông y.
Dưới đây là một số mẹo dân gian mà bạn có thể áp dụng:
Lá lốt: Theo ghi nhận của y học cổ truyền, lá lốt có tính ấm, vị hơi cay nồng, có tác dụng sát trùng mạnh. Bạn có thể nấu nước lá lốt để ngâm và tắm để làm giảm các triệu chứng viêm da cơ địa. Bài thuốc này phù hợp với trường hợp bệnh viêm da cơ địa mãn tính, ngứa ngáy dữ dội.
Lá trà xanh: Các hoạt chất trong lá trà xanh có công dựng sát trùng, tiêu viêm và giảm ngứa hiệu quả. Người bị viêm da cơ địa có thể nấu nước lá trà xanh ngâm rửa vùng da bị tổn thương và kết hợp nấu nước trà xanh uống để tăng công dụng điều trị.
Lá trầu không: Lượng tinh dầu có trong lá trầu không có công dụng sát trùng, giảm ngứa, tiêu viêm và hỗ trợ phục hồi những vùng da bị tổn thương. Khi các triệu chứng viêm da cơ địa chuyển sang giai đoạn ổn định, bạn có thể nấu nước lá trầu không để làm giảm tình trạng ngứa ngáy, viêm nhiễm và mờ thâm.
Đông y chữa viêm da cơ địa tận gốc
Nguyên nhân gây viêm da cơ địa trong Đông y là do phong, thấp, nhiệt gây nên, trong đó do phong là chính. Phong tồn tại trong cơ thể lâu ngày sẽ sinh ra nhiệt, chính nhiệt táo của phong kết hợp với các tác nhân gây bệnh khác sẽ gây viêm da cơ địa.
Sau khi thăm khám bằng y lý của y học cổ truyền gồm 4 bước tứ chấn Vọng, văn, vấn, thiết (nhìn, nghe, hỏi, sờ) xác định được nguyên nhân, các bác sĩ sẽ kê đơn, bốc thuốc theo từng tình trạng bệnh phù hợp với thể trạng của người bệnh.
Một trong những bài thuốc chữa viêm da cơ địa nổi tiếng phải kể đến Thanh bì Dưỡng can thang của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc.
Bài thuốc được nhiều chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực Y học cổ truyền đánh giá là giải pháp từ Đông y điều trị viêm da cơ địa đột phá và toàn diện nhất hiện nay. Trong chương trình Sống khỏe mỗi ngày số phát sóng ngày 16/11/2019 trên kênh VTV2, bài thuốc đã được giới thiệu tới đông đảo khán giả truyền hình.
Thanh bì Dưỡng can thang mang đến phác đồ điều trị viêm da cơ địa toàn diện, cùng lúc tác động từ trong ra ngoài nhờ công thức thuốc ưu việt kết hợp UỐNG – BÔI – NGÂM RỬA.
Bài thuốc mang đến cơ chế 3 tác động mạnh mẽ GIẢI ĐỘC – TIÊU VIÊM – ỔN ĐỊNH CƠ ĐỊA giúp điều trị sâu vào bên trong cơ thể, loại bỏ tận gốc căn nguyên, gốc rễ gây tình trạng viêm da cơ địa, mang lại hiệu quả lâu dài và giúp phòng ngừa tái phát.
- GIẢI ĐỘC: Bài thuốc tác động mạnh mẽ, tăng cường công năng khử độc và đào thải độc tố của các tạng can, thận giúp loại bỏ hết độc tà, ngoại tà xâm nhập cơ thể, chặn đứng căn nguyên gốc rễ gây ra bệnh.
- TIÊU VIÊM: Trong bài thuốc chứa nhiều hoạt chất chống viêm mạnh mẽ có trong những thảo dược quý, được mệnh danh là kháng sinh tự nhiên của Đông y. Những hoạt chất này sẽ thẩm thấu sâu vào bên trong cơ thể và các lớp biểu bì da, giúp ngăn chặn viêm nhiễm, chữa lành các tổn thương. Đồng thời bài thuốc còn bổ sung nhiều dưỡng chất giúp da tái tạo và phục hồi.
- ỔN ĐỊNH CƠ ĐỊA: Không chỉ điều trị các triệu chứng viêm da cơ địa, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang còn tạo tác động lên toàn bộ cơ thể, bổ huyết, tăng cường lưu thông khí huyết, nâng cao chính khí, ổn định cơ địa, củng cố hệ miễn dịch, giúp phòng ngừa tái phát bệnh.
Kết quả thử nghiệm lâm sàng trên 500 bệnh nhân viêm da cơ địa đã khẳng định hiệu quả điều trị vượt trội của Thanh bì Dưỡng can thang.
- 80% bệnh nhân thoát bệnh chỉ sau 2 – 3 tháng điều trị.
- 15% bệnh nhân kiểm soát bệnh ổn định sau 4 – 5 tháng điều trị.
- Không ghi nhận trường hợp nào gặp tác dụng phụ nguy hiểm.
Trong nhiều năm qua đã có hàng nghìn bệnh nhân điều trị thành công viêm da cơ địa nhờ vào bài thuốc này. Trong đó có nhiều bệnh nhân nặng, bệnh kéo dài và phức tạp như:
- Chị Nguyễn Thị Thỏa (Hà Nội) 7 năm liền khổ sở vì viêm da cơ địa nặng ở tay, gây nhiều khó khăn cho sinh hoạt hàng ngày. Nhờ bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang chị đã thoát bệnh chỉ sau 3 tháng.
- Ông Nguyễn Thế Tình (Quảng Ninh) viêm da cơ địa nặng ở cả tay và chân, nhờ chuyển hướng sang điều trị bằng Đông y với Thanh bì Dưỡng can thang đã lành bệnh chỉ sau 3 tháng.
- Bé Trần Đức Trung (Hà Nội) bị viêm da cơ địa gây nổi mụn nước, ngứa rát khắp tay chân. Nhờ điều trị kiên trì trong 2 tháng đã thoát bệnh hoàn hoàn.
>> Xem chi tiết: Tổng hợp bệnh nhân đã điều trị viêm da cơ địa khỏi nhờ Thanh bì dưỡng can thang
Bên cạnh đó Trung tâm Thuốc dân tộc cũng ghi lại những hình ảnh điều trị thành công của nhiều bệnh nhân khác nhau.
Không chỉ được đông đảo bệnh nhân tin tưởng chọn lựa, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang còn nhận được sự đánh giá rất cao của nhiều chuyên gia trong ngành.
Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Nguyễn Thị Nhuần (Nguyên Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện YHCT Trung ương) chia sẻ: “Thanh bì Dưỡng can thang là giải pháp toàn diện cho bệnh nhân viêm da cơ địa. Bài thuốc giúp điều trị bệnh từ gốc, loại bỏ căn nguyên gây bệnh và phòng ngừa tái phát hiệu quả.”
Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Thị Phương (Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam) chia sẻ: “Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang hòa quyện những giá trị Y học cổ truyền, trải qua nghiên cứu khoa học chuyên sâu để tạo nên công thức thuốc đột phá. Đây là sự lựa chọn an toàn, giúp bệnh nhân viêm da cơ địa điều trị bệnh hiệu quả.”
Quý độc giả có nhu cầu tìm hiểu kỹ hơn về bài thuốc hoặc nhận tư vấn từ chuyên gia về tình trạng viêm da cơ địa và phác đồ điều trị hiệu quả vui lòng liên hệ trực tiếp với đơn vị theo địa chỉ sau:
Các biện pháp kiểm soát viêm da cơ địa ở người lớn
Bệnh viêm da cơ địa thường kéo dài dai dẳng và có xu hướng bùng phát nhiều lần. Do đó, bên cạnh áp dụng kết hợp các biện pháp điều trị, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề để kiểm soát tình trạng bệnh lý được hiệu quả hơn.
- Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và giữ tâm trạng thoải mái giúp nâng cao thể trạng, tăng cường hệ miễn dịch để chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Loại bỏ các yếu tố gây bùng phát hoặc yếu tố nghi ngờ là nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa như hóa chất, thực phẩm, xà phòng, các sản phẩm chăm sóc da,…
- Mỗi ngày dành 30 phút để tập luyện thể dục thể thao giúp nâng cao thể trạng, cải thiện hệ miễn dịch.
- Uống từ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày để cung cấp độ ẩm tự nhiên cho da, đồng thời thúc đẩy quá trình đào thải độc tố ở các cơ quan tốt hơn.
- Thường xuyên dưỡng ẩm cho da, mỗi ngày dưỡng ẩm từ 2 lần để cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, bên cạnh đó người bệnh nên sử dụng kem chống nắng, kết hợp che chắn khi ra ngoài.
Bệnh viêm da cơ địa ở người lớn thường không có các triệu chứng nguy hiểm so với trẻ em. Tuy nhiên, nếu không có các biện pháp điều trị và chăm sóc da đúng cách sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi có các dấu hiệu quả bệnh, bạn nên chủ động đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị phù hợp.