Vùng da mặt khá nhạy cảm, vậy nên nếu không được chăm sóc thì sẽ rất dễ mắc các bệnh ngoài da. Viêm da cơ địa ở mặt gây ngứa ngáy, khó chịu, da bong tróc và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti. Vậy nên bạn cần biết được nguyên nhân và cách chữa sớm để tránh gặp nguy hiểm.
Viêm da cơ địa ở mặt là gì?
Viêm da cơ địa ở mặt là tình trạng tổn thương da mãn tính và có xu hướng tái phát nhiều lần, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến yếu tố thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đặc trưng của những tổn thương da này là sự xuất hiện các mụn nước và nốt mẩn đỏ gây ngứa, khô da và bong tróc, thậm chí là nứt nẻ, chảy máu. Bệnh lý này thường xảy ra phổ biến ở trẻ em hơn người lớn.
Viêm da cơ địa ở mặt thường có phạm vi ảnh hưởng nhỏ hơn, thường xảy ra ở 2 bên má, xung quanh miệng và da môi. Do đặc điểm cấu trúc da mỏng, nhạy cảm nên khi xảy ra tình trạng viêm da cơ địa ở mặt, các tổn thương thường để lại vết thâm, sẹo gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh. Do đó, việc điều trị viêm da cơ địa ở mặt không chỉ tập trung cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, khô da, bong tróc mà còn làm giảm nguy cơ hình thành sẹo thâm.
Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa ở mặt
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm da cơ địa ở mặt, các yếu tố bao gồm:
- Di truyền: Thống kê cho thấy có khoảng 60% người bị viêm da cơ địa ở môi và mặt là do bị di truyền từ ông bà cha mẹ. Tỷ lệ này có thể lên tới 80% nếu cả bố và mẹ đều bị mắc bệnh này.
- Suy giảm miễn dịch: Hệ miễn dịch suy giảm sẽ tạo điều kiện thuận lợi khiến bệnh dễ bùng phát.
- Dị ứng: Dị ứng mỹ phẩm, dị ứng đồ ăn, dị ứng phấn hoa,… là những nguyên nhân phổ biến nhất làm bùng phát bệnh viêm da cơ địa ở mặt và môi. Một số thành phần độc hại trong các loại mỹ phẩm và thực phẩm có thể gây tổn thương da ở các mức độ khác nhau.
- Thay đổi thời tiết: Thời tiết lạnh, hanh khô có thể khiến da mất nước, làm giảm khả năng miễn dịch của da và tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm da cơ địa phát triển.
- Căng thẳng, rối loạn nội tiết tố: Căng thẳng thần kinh hoặc những thay đổi về nội tiết tố trong cơ thể cũng là yếu tố khiến bệnh viêm da cơ địa dễ bùng phát.
- Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Do cấu trúc da mỏng, yếu nên vùng da ở mặt và môi rất dễ bị tổn thương bởi tia UV trong ánh nắng mặt trời. Tình trạng này có thể khiến hệ miễn dịch của làn da suy yếu.
- Những yếu tố khác: Do cơ địa, lông động vật, chất liệu quần áo, hóa chất, xà phòng, nhiễm virus, vi khuẩn… cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa.
Triệu chứng điển hình của viêm da cơ địa trên mặt
Viêm da cơ địa ở mặt thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh viêm da, dị ứng khác như viêm da tiết bã nhờn, viêm da tiếp xúc, dị ứng đồ ăn, dị ứng mỹ phẩm,… Cụ thể, bệnh viêm da cơ địa trên mặt sẽ có những dấu hiệu như sau:
- Những tổn thương trên da thường tập trung ở khu vực da 2 bên má.
- Làn da bắt đầu trở nên khô ráp, ngứa ngáy và xuất hiện các mụn nước. Những cơn ngứa khiến người bệnh cào gãi làm vỡ mụn nước vỡ, tiết dịch và đóng vảy tiết.
- Ở trẻ nhỏ, tổn thương trên da thường tồn tại trong một thời gian và có xu hướng giảm dần khi trẻ lớn.
- Tổn thương da thường không tập trung ở một chỗ mà có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên mặt.
- Các vết ban đỏ, châm chích và ngứa nhẹ xuất hiện rải rác trên khuôn mặt.
- Những tổn thương sẽ dần lan dần xuống cằm, ngực, quai hàm, làm ảnh hưởng đến vùng da mắt, trán, đầu…
- Những cơn ngứa từ nhẹ đến dữ dội, đặc biệt là khi người bệnh tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như nước hoa, hóa chất, dị nguyên…
- Xuất hiện nhiều mụn nước, mụn mủ tiết dịch gây đau rát và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Những tổn thương trên da sau khi lành dễ hình thành vết thâm và sẹo.
- Tổn thương da xuất hiện ở cả môi trên, môi dưới và vùng da xung quanh miệng.
- Da môi và vùng da quanh miệng thường khô ráp, bong tróc và ửng đỏ, nhất là khi người bệnh ăn uống.
- Sau đó, môi xuất hiện các mụn nước có kích thước nhỏ li ti, dễ vỡ, chảy dịch và hình thành các vết trợt, loét
- Sau khi mụn nước vỡ, 1 lớp vảy tiết sẽ đóng lại khiến da môi trở nên khô ráp, xấu xí.
Cách chữa viêm da cơ địa ở mặt tốt nhất
Tất cả những cách chữa viêm da cơ địa ở mặt đều nhằm mục đích đó là giúp cải thiện và kiểm soát các triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và ngừa thâm sẹo. Tùy thuộc vào mức độ tổn thương, người bệnh cũng có thể áp dụng các biện pháp điều trị bao gồm:
Dùng thuốc Tây y chữa viêm da cơ địa ở mặt
Việc sử dụng các bài thuốc Tây điều trị viêm da cơ địa ở mặt cũng được áp dụng khá phổ biến. Một số loại thuốc được các bác sĩ sử dụng như sau:
- Thuốc bôi sát trùng: Sử dụng kẽm oxyd bôi đều đặn lên vị trí bị tổn thương từ 2 – 3 lần/ngày.
- Kem dưỡng ẩm: Người bệnh nên sử dụng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ để duy trì độ ẩm cho da, cải thiện tình trạng bong tróc và sần sùi da mặt và môi.
- Nước muối sinh lý: Dùng bông gòn thấm nước muối sinh lý và thoa nhẹ nhàng lên vùng da tổn thương giúp làm sạch da, giảm sưng nóng, ngứa ngáy.
- Thuốc bôi sát khuẩn: Thường dùng hồ nước hoặc kẽm oxit… giúp làm sạch, giảm cảm giác đau rát, châm chích và sưng nóng da.
- Thuốc bôi chứa corticoid: Triamcinolon, Dexamethason, Clobetasol và Hydrocortison acetat thường chỉ định cho các trường hợp bị viêm da cơ địa nghiêm trọng, giúp giảm sưng tấy, mẩn đỏ và hạn chế nhiễm khuẩn.
- Thuốc bôi ức chế calcineurin: Tác dụng tương tự Corticoid nhưng không gây giãn mạch, mỏng da và teo da. Thường dùng xen kẽ hoặc thay thế corticoid trong một số trường hợp.
- Thuốc kháng Histamin: Loratadin, Cetirizin và Desloratadin,… Thường dùng để giảm ngứa, giảm tiết dịch mủ.
- Thuốc kháng sinh, chống nấm: Có thể dùng ở dạng bôi hoặc uống tùy vào mức độ viêm nhiễm.
Cách chữa viêm da cơ địa bằng thuốc Đông y
Bên cạnh các loại thuốc Tây y, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng các bài thuốc Đông y chữa viêm da cơ địa. Ưu điểm của những bài thuốc này đó là thường mang đến hiệu quả điều trị lâu dài, độ an toàn cao, không gây hại lên gan và thận.
Một số bài thuốc có thể sử dụng trong điều trị bệnh viêm da cơ địa ở mặt như sau:
Bài thuốc số 1: Thanh dinh thang
Bài thuốc Thanh dinh thang sử dụng các loại thảo dược có tác dụng giúp thanh nhiệt, chống dị ứng do thức ăn, lông chó mèo, không khí lạnh hoặc do uống nhiều rượu bia làm tích tụ độc tố.
- Nguyên liệu: Rau má, sài đất, ngân hoa, đơn tướng quân, phù bình, liên kiều, thương nhĩ tử, tang bạch bì, trúc diệp, hoàng liên, đan sâm, tang bạch bì, đảng sâm, thương nhĩ tử, mạch đông.
- Thực hiện: Rửa sạch tất cả các loại dược liệu trên, sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc số 2: Tiêu phong tán
Bài thuốc được áp dụng trong giai đoạn viêm da cơ địa cấp tính với các triệu chứng điển hình như da viêm đỏ, nổi nhiều mụn nước, rỉ dịch, phù nề, ngứa ngáy, đau rát. Bài thuốc thích hợp để điều trị bệnh chàm, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc,..
- Nguyên liệu: Thổ phục linh, rau má, sài đất, thương truật, bồ công anh, kim ngân hoa, sinh địa, cam thảo, tri mẫu, ngưu bàng tử, phòng phong, thạch cao mỗi thứ, khổ sâm, đương quy, kinh giới, thuyền thoái.
- Thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu trên, sắc với 700ml nước, đến khi cạn còn 1 nửa thì tắt bếp và chia thành 2-3 lần uống trong ngày.
Bài thuốc số 3: Kinh phòng bại độc tán
Bài thuốc có tác dụng tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán phong, trừ thấp, giúp giảm mề đay mãn tính, viêm da nhiễm khuẩn và một số thể chàm khác.
- Nguyên liệu: Phòng phong, bạch tiên bì, liên kiều, chỉ xác, khương hoạt, hoàng liên, hoàng cầm, độc hoạt, sài hồ, ngân hoa, bồ công anh, phục linh, cát cánh, cam thảo, thuyền thoái, xuyên khung, kinh giới, khô sâm.
- Thực hiện: Đem tất cả những nguyên liệu trên sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc số 4: Thanh bì dưỡng can thang
Bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang là bài thuốc được nghiên cứu và bào chế từ bài thuốc của người Tày và bài thuốc Trợ tạng bì của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông. Những người bị viêm da cơ địa, vảy nến, viêm da dầu, tổ đỉa, á sừng, chàm,… đều có thể áp dụng bài thuốc này.
- Nguyên liệu: Đan sâm, quế chi, kê huyết đằng, thổ phục linh, bạch linh, dạ dao đằng, sa sâm…
- Thực hiện: Sắc uống mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối trước bữa ăn 30 phút.
Bài thuốc số 5: An bì thang
Bài thuốc An bì thang được nghiên cứu, bào chế và ứng dụng độc quyền bởi đội ngũ chuyên gia của Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam. Bài thuốc có thể điều trị được các bệnh như viêm da cơ địa, viêm da dầu, viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, viêm nang lông, vảy nến, á sừng, chàm, tổ đỉa,…
- Nguyên liệu: Bồ công anh, đơn đỏ, ké đầu ngựa, hạ khô thảo, kim ngân cành, hồng hoa, tơ hồng xanh, vỏ gạo, khổ sâm, sinh địa,…
- Thực hiện: Hòa tan thuốc với nước sôi, uống lúc còn ấm, uống mỗi ngày 2-4 viên/ngày, sau ăn 30 phút.
Mẹo dân gian chữa viêm da cơ địa ở mặt, môi tốt nhất
Bên cạnh những cách chữa viêm da cơ địa bằng thuốc Tây y và Đông y, người bị bệnh ở thể nhẹ có thể áp dụng một số phương pháp điều trị viêm da cơ địa tại nhà như sau:
Dầu dừa: Trong thành phần của dầu dừa có các hoạt chất giúp làm ẩm da, chống khô ráp, nứt nẻ, giảm kích ứng, ngứa ngáy, mẩn đỏ. Người bệnh có thể áp dụng cách điều trị như sau:
- Làm sạch vùng da mặt bị bệnh, sau đó dùng khăn bông mềm lau khô.
- Bôi một lượng dầu dừa vừa đủ lên vùng da bị viêm da cơ địa, massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất thấm sâu xuống da.
- Để nguyên trên da trong khoảng 1 tiếng rồi dùng khăn lau lại cho sạch.
Nha đam: Gel nha đam là một chất giúp dưỡng ẩm tuyệt vời, giúp phòng ngừa tình trạng khô da, làm dịu những cơn ngứa ngáy. Hơn nữa, nha đam rất giàu chất chống oxy hóa nên có thể giúp bảo vệ làn da tốt khỏi các tác nhân bên ngoài. Các bước được thực hiện đơn giản như sau:
- Chuẩn bị một lá nha đam to, rửa sạch, dùng dao tách bỏ lớp vỏ bên ngoài.
- Lấy lớp gel bên trong, thoa trực tiếp lên vùng da bị bệnh.
- Sau khoảng 20 phút có thể rửa lại bằng nước ấm.
- Mỗi ngày có thể áp dụng nhiều lần để tăng hiệu quả điều trị.
Cây sài đất: Loại cây này có tác dụng điều trị các bệnh lý ngoài da như mề đay, mẩn ngứa, rôm sảy,…. Đây là loại dược liệu tự nhiên an toàn, lành tính, có tác dụng thanh nhiệt, kháng khuẩn, giảm viêm nhiễm rất tốt.
- Chuẩn bị 30g sài đất, 20g bô công anh, 10g nhẫn bông hoa, 10g dây khum.
- Rửa sạch các nguyên liệu trên, cắt khúc và nấu với nước để uống.
- Chia thuốc làm 2-3 lần, uống thuốc ngay khi còn ấm.
- Kiên trì sử dụng trong ít nhất 15 ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Lá chè xanh: Lá chè xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh như ECG, EGCG cùng nhiều polyphenol, catechin và vitamin. Những thành phần này giúp da khỏe mạnh, chống viêm, giảm ngứa và phục hồi tế bào da tổn thương.
- Rửa sạch một nắm lá chè xanh tươi, cho vào nồi đun cùng 2 lít nước.
- Đun sôi nhỏ lửa trong vòng 15 phút.
- Dùng nước lá chè xanh chấm lên vùng da bị tổn thương.
- Mỗi ngày thực hiện 3-4 lần.
Lá trầu không: Trong thành phần của lá trầu không có chứa hàm lượng polyphnol cao, đặc biệt là superoxide effutase, catalase và tinh dầu eugenol, có tác dụng thúc đẩy sản sinh collagen, làm lành các vết thương trên da và kháng khuẩn mạnh mẽ.
- Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không bánh tẻ, rửa sạch rồi vò nát.
- Cho vào nồi đun cùng với 2 lít nước và 1 thìa muối biển.
- Đợi nước sôi nguội bớt thì dùng nước này để chấm lên vùng da bị bệnh.
- Phần bã trầu có thể chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị viêm.
- Thực hiện mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và tối để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Viêm da cơ địa ở mặt nên ăn gì, kiêng gì?
Bên cạnh việc tuân thủ việc điều trị của bác sĩ chuyên khoa, việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cũng vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân bị viêm da cơ địa, giúp chúng nhanh chóng phục hồi. Vì vậy việc xác định viêm da cơ địa ở mặt ăn gì và kiêng gì là điều vô cùng quan trọng.
Viêm da cơ địa kiêng ăn gì?
Viêm da cơ địa ở mặt là bệnh lý mạn tính, bùng phát thành từng đợt nên việc điệc điều trị thường gặp nhiều khó khăn. Để tránh bệnh tiến triển nặng hơn, bạn cần chú ý đến những thói quen sinh hoạt hàng ngày, nhất là những thực phẩm sau:
- Các loại thịt đỏ: Những loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt chó dễ thúc đẩy phản ứng viêm. Ngoài ra, các hoạt chất galactose-alpha-1,3-galactose là dị nguyên của carbohydrate được tìm thấy trong các loại thịt đỏ. Vì vậy người bệnh cần kiêng sử dụng nhóm thực phẩm này.
- Hải sản: Các loại hải sản như tôm, mực, cua, cá,…có chứa nhiều chất đạm, có thể gây khởi phát phản ứng dị ứng do IgE điều hòa, khiến các triệu chứng viêm da cơ địa ở mặt ngày càng nghiêm trọng.
- Thịt gà, trứng gà: Nhóm thực phẩm này chứa nhiều đạm, đặc biệt là albumin trong thịt gà được xem là một dị ứng nguyên kích thích phản ứng dị ứng làm giải phóng histamin. Do đó, người bị viêm da cơ địa nếu ăn phải thực phẩm này sẽ gây sưng phù, ngứa ngáy và gây thâm sau điều trị.
- Thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ: Nhóm thực phẩm này có đặc tính thúc đẩy phản ứng viêm, làm giải phóng các hóa chất trung gian khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.
- Rượu bia, chất kích thích: Rượu bia sau khi dung nạp vào cơ thể có khả năng kích thích giải phóng các cytokine tiền viêm, làm tăng thêm phản ứng viêm, tăng cảm giác ngứa khiến tình trạng viêm da cơ địa ở môi ở người bệnh tăng lên.
- Đồ ăn ngọt, nhiều đường: Đây là kẻ thù của các bệnh ngoài da. Đường kính trắng và các chất tạo màu sẽ nhanh chóng ngấm vào trong cơ thể gây cảm giác ngứa ngáy, nổi mụn nước và dẫn tới sưng viêm. Vì vậy bạn nên hạn chế sử dụng các sản phẩm này khi đang điều trị viêm da cơ địa.
- Sữa và các chế phẩm từ sữa: Sữa động vật và các chế phẩm như phomai, kem, bơ thường chứa chất béo kích thích bệnh viêm da tái phát. Bên cạnh đó, sữa còn có khả năng tăng tiết bã nhờn làm các vùng da bị thương thêm trầm trọng, lan rộng và khó lành.
- Các món ăn lên men: Dưa muối, cà muối, kim chi,… là những món ăn quen thuộc trong mỗi bữa ăn. Tuy nhiên lạm dụng các thực phẩm này có thể ảnh hưởng tới hoạt động đào thải của thận, chất chua trong dưa cũng khiến axit dạ dày tăng cao, không tốt cho bệnh nhân bị viêm da cơ địa.
Thực phẩm người bệnh nên ăn
Bên cạnh những thực phẩm cần kiêng, người bị viêm da cơ địa nên sử dụng những loại thực phẩm sau để giúp giảm nhẹ triệu chứng viêm ngứa của bệnh, giúp tăng cường hàng rào bảo vệ da.
- Nhóm thực phẩm giàu vitamin: Người bệnh nên tăng cường sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin A, B, E, D, acid béo thiết yếu và omega 3 để tăng khả năng phục hồi da.
- Uống đủ nước: Việc uống đủ nước sẽ giúp cấp ẩm cho da từ bên trong, tăng cường chức năng giải độc của gan, thận,…
- Thực phẩm giàu protein: Các loại thực phẩm giàu protein không chỉ giúp cung cấp dưỡng chất mà còn tăng khả năng sản sinh tế bào da mới, tăng sức đề kháng cho da.
- Thực phẩm chống viêm: Để hạn chế tình trạng viêm da, người bệnh nên sử dụng các loại thực phẩm có tính kháng viêm mạnh để giúp các mô dưới da liên kết chặt chẽ với nhau hơn.
- Ngũ cốc: Các loại ngũ cốc giúp cung cấp năng lượng dồi dào, chứa nhiều protein, chất xơ và chất béo lành mạnh, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, phòng tránh tác nhân gây bệnh.
- Thực phẩm chứa kẽm: Kẽm giúp ngăn chặn bệnh viêm da cơ địa ở mặt bùng phát, chữa lành những tổn thương và tái tạo các tế bào da. Kẽm giúp giảm viêm, thiếu hụt kẽm là nguyên nhân khiến bệnh viêm da cơ địa nghiêm trọng hơn.
- Nhóm thực phẩm giàu Probiotic: Probiotic có lợi cho da, giúp tái tạo những tổn thương do viêm da cơ địa gây ra, lên da non và không để lại sẹo thâm. Đồng thời, nhóm thực phẩm này còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho làn da.
Những lưu ý trong phòng ngừa và điều trị bệnh viêm da cơ địa
Bệnh viêm da cơ địa ở mặt có tính chất di truyền và đặc biệt rất khó khăn trong việc điều trị do bệnh thường xuyên tái đi tái lại nhiều lần. Nên trong một số trường hợp việc điều trị thường không đem lại hiệu quả cao. Vì vậy, việc phòng ngừa và điều trị thường tập trung chủ yếu vào việc tránh tiếp xúc các nguy cơ dị ứng đồng thời chăm sóc người bệnh kỹ lưỡng.
Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả:
- Dù áp dụng bằng phương pháp điều trị nào, người bệnh cũng cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe khiến bệnh càng nặng thêm.
- Giữ gìn vệ sinh da mặt sạch sẽ, tắm rửa kỹ lưỡng, không rửa mặt bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh. Khi rửa mặt xong nên dùng khăn bông mềm để lau khô.
- Không cào gãi, không chạm tay lên vùng da bị bệnh để tránh nhiễm trùng và làm cho da bị kích thích trở nên dày hơn.
- Nên dùng những loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, dành cho da nhạy cảm, không nên dùng các sản phẩm có chất tẩy trắng mạnh sẽ dễ khiến da bị kích ứng.
- Nên hạn chế tối đa việc sử dụng mỹ phẩm, nước hoa trong thời gian điều trị bệnh viêm da cơ địa ở mặt. Nên cân nhắc lựa chọn các loại mỹ phẩm không chứa hương liệu và hóa chất độc hại.
- Bảo vệ làn da mỗi khi ra ngoài nắng bằng việc đeo khẩu trang, đội mũ, áo chống nắng,… Nên dùng kem chống nắng có chỉ số SPF = hoặc > 30.
- Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi, đặc biệt là những thực phẩm giàu collagen, vitamin A, B, E, kẽm và omega 3.
- Không sử dụng các loại thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, hải sản, thực phẩm dễ gây kích ứng da, các loại đồ uống có chất kích thích như rượu, bia, cà phê,….
- Nên dùng kem dưỡng ẩm hoặc các loại tinh dầu dưỡng ẩm để giúp dưỡng da vào mùa đông, nhất là khi thời tiết hanh khô.
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, bụi bẩn, dị nguyên, hơi hóa chất,…
- Làm việc điều độ, hạn chế căng thẳng, stress, chú ý luyện tập thể dục thể thao hàng ngày để nâng cao sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch để thúc đẩy quá trình thải độc da.
Bệnh viêm da cơ địa ở mặt không phải là một căn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên bệnh lại gây mất thẩm mỹ và làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Do đó việc điều trị sớm và tích cực là giải pháp tốt nhất để kiểm soát và hạn chế các rủi ro có thể phát sinh. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.