Bên cạnh việc điều trị viêm da cơ địa bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, nhiều người bệnh sử dụng một số loại lá để tắm như lá khế, lá tía tô, trầu không, ngải cứu,…Để làm giảm các triệu chứng của bệnh gây ra. Các hoạt chất trong thảo dược này sẽ được tận dụng để làm giảm tình trạng sưng viêm, ngứa ngáy, tái tạo tế bào da mới,…Dưới đây là một số loại lá tắm hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa hiệu quả.
Các loại lá tắm chữa viêm da cơ địa hiệu quả
Bệnh viêm da cơ địa là bệnh ngoài da mãn tính, bệnh mất nhiều thời gian điều trị và có xu hướng tái lại nhiều lần. Hiện nay vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh, do đó các biện pháp điều trị chỉ có thể kiểm soát các triệu chứng của bệnh và phòng ngừa bệnh bùng phát.
Do mất nhiều thời gian điều trị nên trong quá trình sử dụng các thuốc mỡ, thuốc bôi chứa corticoid có thể gây ra một số tác dụng phụ như nhăn da, teo da, giãn mao mạch, kích ứng da, dày sừng nang lông, nghiêm trọng hơn dẫn đến ung thư da.
Vì vậy, người bệnh có thể kết hợp sử dụng một số thảo dược tự nhiên để nấu tắm vừa giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, vừa hạn chế việc lạm dụng các thuốc bôi tại chỗ.
Tắm lá thảo dược còn ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy, sát trùng da, tránh bệnh lây lan sang các vùng da khác. Nên áp dụng các mẹo chữa dân gian này đều đặn để cải thiện các triệu chứng của bệnh, cũng như hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc điều trị.
Bạn có thể tham khảo một số lá tắm thảo dược chữa viêm da cơ địa dưới đây được nhiều người áp dụng phổ biến.
Tắm lá trầu không chữa viêm da cơ địa
Lá trầu không được xem là cây thuốc nam quý được dùng nhiều trong điều trị bệnh. Trong lá trầu không có chứa tinh dầu thơm, cineol, chavibetol, eugenol,…Những hoạt chất này không chỉ có công dụng khử mùi mà còn có khả năng ức chế virus, vi khuẩn rất tốt.
Theo các nghiên cứu cho thấy lá trầu không có thể kháng sinh mạnh với tụ cầu khuẩn, trực trùng coli, song cầu khuẩn. Tụ cầu khuẩn là một trong các nguyên nhân gây ra bệnh viêm da cơ địa.
Do đó, dùng lá trầu không nấu nước tắm ngoài làm giảm các triệu chứng của bệnh mà còn tránh tình trạng bội nhiễm, tổn thương lan sang các vùng da khác.
Tắm lá trà xanh chữa viêm da cơ địa
Lá trà xanh có công dụng thanh nhiệt, giải độc được dùng làm thức uống. Ngoài ra, trong lá trà xanh có chứa các hợp chất giúp kháng viêm, giảm ngứa, sát khuẩn, làm dịu da,…
Các thành phần nhu quercetin, kaempferol, vitamin C có trong lá trà xanh có tác dụng phục hồi các tế bào da bị tổn thương, giảm tình trạng thâm sẹo, dày sừng ở giai đoạn mãn tính của bệnh. Ngoài ra, vitamin C còn có khả năng kích thích sản sinh các collagen, làm mịn da, ngừa thâm.
Lá trà xanh là thảo dược được đánh giá có độ lành tính cao, an toàn, hạn chế tối đa tình trạng kích ứng da. Người bị viêm da cơ địa có thể áp dụng tắm lá trà xanh mỗi ngày để cải thiện các triệu chứng của bệnh và tái tạo tế bào da mới.
Tắm lá tía tô chữa viêm da cơ địa
Lá tía tô được dùng làm các món ăn hàng ngày, có vị thơm, tính ấm. Ngoài ra, lá tía tô còn là một loại thảo dược tự nhiên chữa các bệnh viêm da cơ địa hay viêm da do dị ứng thời tiết, nổi mề đay mẩn ngứa.
Lá tía tô có đặc tính chống viêm mạnh, kháng khuẩn, áp dụng tắm nước lá tía tô thường xuyên sẽ cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, sưng đỏ, nổi mẩn gây khó chịu. Bên cạnh đó, tinh dầu perillaldehyde trong thảo thược này có khả năng phục hồi các mô tế bào da bị hư tổn.
Tắm lá sài đất chữa viêm da cơ địa
Sài đất là thảo dược có tính hàn nên thường được áp dụng chữa bệnh sốt xuất huyết hay sốt cao ở trẻ em. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng cho thấy trong cây sài đất có chứa các hợp chất với công dụng kháng khuẩn tương tự như lá trầu không và cây ngải diệp.
Một số thí nghiệm lâm sàng cũng chỉ ra tác dụng của cây sài đất là giúp giảm đau, kháng sinh và hạ sốt. Vì vậy, nên được nhiều người sử dụng để nấu nước tắm chữa bệnh nổi mề đay, rôm sảy, viêm da cơ địa,…
Tắm lá ngải cứu chữa viêm da cơ địa
Lá ngải cứu là thảo dược thường được áp dụng chữa các bệnh ở nữ giới, hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt. Ngoài ra, thảo dược này còn có công dụng chữa các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa và các bệnh về da liễu.
Dược tính trong lá ngải cứu có tác dụng ức chế Salmonella typhi, Streptococcus, Staphylococcus aureus,…Một số nghiên cứu cho thấy người bệnh sắc nước ngải cứu uống thường xuyên sẽ mang lại hiệu quả điều trị các chứng bệnh ngoài da.
Do đó, dùng lá ngải cứu tắm cũng sẽ làm giảm các triệu chứng viêm nhiễm, ngứa ngáy ở vùng da bị tổn thương do viêm da cơ địa.
Với các hợp chất chống oxy hóa cao, lá ngải cứu còn có khả năng phục hồi các mô tế bào da bị tổn thương, tái tạo lại tế bào da mới, giảm tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy.
Tắm lá đơn đỏ chữa viêm da cơ địa
Lá đơn đỏ hay còn gọi là lá đơn tướng quân, có tính hàn, vị đắng, giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm. Do đó, dân gian thường dùng loại thảo dược này để chữa mụn nhọt, nổi mẩn ngứa mề đay, cải thiện các triệu chứng của các bệnh ngoài da như bệnh tổ đỉa, chàm, viêm da cơ địa,…
Theo y học hiện đại, trong lá đơn đỏ có chứa các hợp chất chống oxy cao như flavonoid, tannin, saponin. Các thành phần này có khả năng phục hồi các mô tế bào bị tổn thương, giảm tình trạng ngứa ngáy, năng ngừa thâm sẹo.
Áp dụng nấu nước lá đơn đỏ tắm là một trong các mẹo dân gian được nhiều người áp dụng vì các thực hiện đơn giản, tiết kiệm được thời gian mà lại mang lại hiệu quả. Người bệnh kết hợp tắm thảo dược này thường xuyên và kết hợp với các phương pháp điều trị của bác sĩ sẽ kiểm soát bệnh tốt hơn và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Cách nấu lá thảo dược tắm chữa viêm da cơ địa
Để có thể tận dụng hết các tinh dầu có trong các dược liệu trên để chữa viêm da cơ địa đạt hiệu quả cao. Người bệnh nên lưu ý cách nấu lá tắm đúng cách, có thể tham khảo các bước nấu da tắm dưới đây như sau:
Bước 1: Lựa chọn thảo dược được trồng sạch, chọn những lá còn tươi, không bị sâu, héo.
Bước 2: Rửa các lá thảo dược với nước sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ các bụi bẩn, vi khuẩn và thuốc trừ sâu. Sau khi ngâm khoảng 20 phút thì vớt ra và rửa lại với nước sạch thêm lần nữa.
Bước 3: Đun sôi 2 đến 3 lít nước lọc.
Bước 4: Vò nhẹ các lá thảo dược cho vào nồi khi nước đã sôi.
Bước 5: Tiếp tục đun khoảng 10 phút nữa thì tắt bếp rồi cho ra chậu. Bạn tránh đun sôi lá thảo dược quá lâu vì có thể làm mất tác dụng của thảo dược, tắm sẽ không hiệu quả.
Bước 6: Đổ thêm nước lạnh vào để nước bớt nóng, đến khi nhiệt độ nước vừa phải thì bạn cho thêm 1-2 muỗng muối tinh vào khuấy đều.
Bước 7: Vệ sinh sạch vùng da bị bệnh viêm, sau đó dùng nước lá thảo dược tắm hoặc ngâm mình. Bã thảo dược người bệnh có thể tận dụng dùng để chà nhẹ lên vùng da bị tổn thương để làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn,…
Khi dùng lá thảo dược tắm chữa viêm da cơ địa người bệnh cần lưu ý, mỗi tuần thực hiện từ 3 đến 6 lần và áp dụng liên tục trong thời gian dài để có hiệu quả.
Những lưu ý khi chữa viêm da cơ địa bằng lá tắm thảo dược
Dùng lá thảo dược nấu nước tắm là biện pháp chữa các triệu chứng viêm da cơ địa được đánh giá an toàn, hạn chế gây ra các tác dụng phụ như nổi mẩn ngứa, kích ứng da. Mẹo dân gian này có thể áp dụng cho các đối tượng ngay cả phụ nữ có thai hay trẻ em, người cao tuổi.
Tuy nhiên, nếu áp dụng không đúng cách có thể sẽ gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn như nổi mẩn ngứa, kích ứng da, khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, có nguy cơ bị nhiễm trùng.
Vì vậy, trong thời gian sử dụng lá tắm chữa viêm da cơ địa, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Ngâm rửa thật sạch thảo dược trước khi mang đi nấu, vì thảo dược không được rửa sạch có thể gây kích ứng da, viêm nhiễm, nổi mẩn ngứa.
- Khi tắm nước thảo dược nên điều chỉnh nhiệt độ nước sao cho phù hợp, tránh tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh vì có thể khiến tổn thương da lan rộng, lở loét, vỡ mụn nước (nếu có).
- Đối với các trường hợp bệnh viêm da cơ địa dùng lá thảo dược tắm thông thường sẽ có tác dụng chậm. Do đó, người bệnh cần kiên trì, thực hiện thường xuyên trong thời gian dài để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
- Bên cạnh sử dụng các loại thảo dược tự nhiên để chữa viêm da cơ địa, bạn cũng nên áp dụng các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, do bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền và cơ địa nên dùng thuốc Tây kiểm soát các triệu chứng sẽ mang lại hiệu quả nhanh hơn.
- Đối với các trường hợp bị viêm da cơ địa có tình trạng lở loét, có nguy cơ bội nhiễm thì không nên áp dụng tắm các lá thảo dược. Lúc này, bạn cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
- Để kiểm soát các triệu chứng tốt hơn và hỗ trợ quá trình chữa trị bệnh viêm da cơ địa, người bệnh cần uống nhiều nước, dung nạp các thực phẩm như rau xanh, trái cây giàu khoáng chất và vitamin cần thiết cho cơ thể. Không sử dụng rượu bia, các chất kích thích, thuốc lá, các thực phẩm cay nóng,… trong quá trình điều trị bệnh vì sẽ làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
- Người bệnh nên lựa chọn quần áo có chất liệu cotton, rộng rãi, thoáng mát, tránh tình trạng chà xát, gãi mạnh lên vùng da bị tổn thương.
Trên đây là một số loại lá tắm chữa viêm da cơ địa cũng như hướng dẫn cách nấu lá tắm giúp mang lại hiệu quả tốt nhất. Các thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, tùy vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người mà bệnh sẽ thuyên giảm nhiều hay ít. Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh nên đến gặp bác sĩ da liễu để được hướng dẫn khám và điều trị.