Một trong những bệnh da liễu phổ biến mà nhiều người mắc phải hiện nay là viêm da cơ địa. Căn bệnh này gây ra bởi nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau. Một trong những vấn đề được các bệnh nhân quan tâm nhất là chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp cải thiện bệnh tình và hạn chế nguy cơ biến chứng, tái phát. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết câu hỏi: Viêm da cơ địa kiêng ăn gì và nên bổ sung những loại thực phẩm nào tốt?
Viêm da cơ địa kiêng ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với người bị bệnh da liễu, nhất là viêm da cơ địa. Dù đây không phải là một căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không kiêng khem cẩn thận, bệnh sẽ tiến triển dai dẳng, khó điều trị và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh.
Do đó, trong quá trình điều trị bệnh viêm da cơ địa, người bệnh cần chú ý nên kiêng hoàn toàn hoặc hạn chế sử dụng những thực phẩm sau:
Sữa và các sản phẩm từ sữa
Nếu bạn đang thắc mắc viêm da cơ địa kiêng ăn gì thì sữa và các chế phẩm từ sữa chính là nhóm thực phẩm đầu tiên người bệnh cần kiêng. Những thực phẩm bao gồm sữa, phomai, sữa chua,… đều có chứa nhiều protein. Một vài loại protein trong đó có khả năng khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu người bệnh viêm da cơ địa cố tình sử dụng với hàm lượng lớn có thể gây kích ứng, ngứa ngáy khó chịu trong suốt thời gian dài.
Bị viêm da cơ địa nên kiêng các loại hạt, đậu
Đậu nành, đậu phộng, hạt óc chó, hạt điều,… dù chứa rất nhiều vitamin và đạm thực vật có lợi cho sức khỏe nhưng lại không được khuyến khích sử dụng cho người bị viêm da cơ địa, viêm da dị ứng. Bởi nhóm thực phẩm này có thể khiến cho tình trạng ngứa ngáy của người bệnh trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn. Người bệnh có thể không cần kiêng khem hoàn toàn, nhưng ít nhất bạn nên hạn chế sử dụng và lựa chọn các loại hạt ít gây kích ứng da.
Bị viêm da cơ địa kiêng ăn gì – Các loại trứng
Chắc chắn với câu hỏi viêm da cơ địa kiêng ăn những gì thì không thể bỏ qua các loại trứng. Trứng gà, trứng vịt, trứng cút là những loại thực phẩm chứa nhiều đạm và các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo rằng, trong thời gian điều trị viêm da cơ địa, bạn cần tránh sử dụng các loại trứng và thực phẩm chế biến từ trứng để tránh làm ảnh hưởng đến tình trạng viêm nhiễm trên da. Đặc biệt nếu đã có tiền sử mắc các bệnh da liễu, bạn càng nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm này.
Thực phẩm có tính acid
Những loại thực phẩm có tính acid cao chủ yếu là hoa quả có múi như cam, quýt, bưởi, chanh,… Theo các chuyên gia, nhóm thực phẩm này có thể làm chậm quá trình làm lành vết thương trên da do bệnh viêm da cơ địa gây nên. Do đó, đây là những thực phẩm người bệnh nên hạn chế tiêu thụ để tránh làm da bị ngứa ngáy, khó chịu.
Một số loại hải sản
Hải sản là nhóm thực phẩm đầu bảng dễ gây mẩn ngứa, dị ứng, kích ứng da, nhất là đối với những người có làn da nhạy cảm. Nguyên nhân là bởi chúng chứa rất nhiều đạm, không tốt cho người bị các bệnh ngoài da. Do đó, các loại hải sản bao gồm tôm, cua, cá, ghẹ, mực, sò, hàu,… là những thức ăn mà bệnh nhân bị viêm da cơ địa cần tránh sử dụng để không gây ra những biến chứng khó lường cho sức khỏe.
Không sử dụng nhóm chất béo chuyển hóa
Chất béo chuyển hóa sẽ làm gia tăng các cholesterol xấu, dẫn đến nguy cơ bị tim mạch, béo phì, viêm nhiễm, gây nóng trong, đồng thời làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Do đó, người bị bệnh viêm da cơ nói riêng và bị các bệnh da liễu nói chung nên tránh sử dụng các loại đồ ăn có nhiều dầu mỡ như đồ chiên rán, bánh ngọt, thức ăn nhanh như khoai tây chiên, gà rán, trứng, sandwich và bánh quy bơ, kem…
Viêm da cơ địa nên kiêng gì – Chất kích thích
Người bệnh viêm da cơ địa không nên sử dụng rượu, bia, thuốc lá, nước có ga, cafe, trà và các chất kích thích khác. Nhóm thực phẩm này gây kích thích lên hệ thần kinh, kích hoạt phản ứng viêm, ngứa trên da. Không những thế, chúng còn làm suy giảm hệ miễng dịch, khiến cơ thể tích tụ lượng lớn độc tố khó đào thải ra ngoài. Đặc biệt, những người sử dụng các đồ uống này da dẻ sẽ thường trở nên nhạy cảm hơn, tăng nguy cơ tái phát viêm da cơ địa khiến bệnh kéo dài dai dẳng.
Viêm da cơ địa kiêng ăn gì – Thịt đỏ
Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt chó,… có thể làm tăng phản ứng viêm của bệnh nhân bị viêm da cơ địa. Các nghiên cứu khoa học cũng khuyến cáo người bệnh bị các vấn đề ngoài da không nên ăn các loại thịt đỏ bởi chúng rất dễ dẫn đến nguy cơ hình thành các vết thâm sau điều trị.
Viêm da cơ địa cần kiêng đồ muối chua
Dưa muối, cà muối, kim chi… là những thực phẩm nên men chứa nhiều muối và acid, sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng của thận. Khi thận không hoạt động tốt, độc tố sẽ không được đào thải ra ngoài mà tích tụ lại trong gan, thận, chúng sẽ dễ phát tán dưới bề mặt da. Do đó, bệnh nhân bị viêm da cơ địa lại cần tránh sử dụng những loại thức ăn này nếu không muốn tình trạng ngứa ngáy trở nên tồi tệ hơn.
Bệnh viêm da cơ địa nên ăn gì?
Bên cạnh việc bị viêm da cơ địa kiêng ăn gì, người bệnh cũng cần tham khảo sử dụng thêm các nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe, giúp cải thiện tình trạng bệnh. Bổ sung các loại thực phẩm này vào thực đơn hàng ngày sẽ giúp kiềm chế sự tái phát của bệnh, giảm nhẹ triệu chứng ngứa ngáy, viêm nhiễm do bệnh viêm da cơ địa gây ra.
Dưới đây là những nhóm thực phẩm người bệnh nên bổ sung để hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
Thực phẩm giàu vitamin giúp cải thiện bệnh viêm da cơ địa
Việc bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin sẽ giúp tăng khả năng phục hồi cho da. Đặc biệt là phụ nữ mang thai, trẻ em bị viêm da cơ địa nên tích cực ăn những loại thực phẩm giàu vitamin để giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Một số loại vitamin mà người bệnh cần bổ sung đó là:
- Vitamin A: Có trong cà rốt, cà chua, đu đủ, bí đỏ,… Các thực phẩm này giúp tăng sức đề kháng, thúc đẩy hệ miễn dịch để các vết thương trên da nhanh phục hồi.
- Vitamin B: Có trong các loại rau xanh như cải bó xôi, súp lơ xanh, ngũ cốc, yến mạch. Loại vitamin này giúp tái tạo lớp mô biểu bì, hỗ trợ phục hồi da, tái tạo tế bào da mới sau tổn thương.
- Vitamin E: Có nhiều trong đậu phộng, đậu tương, giá đỗ,…. có tác dụng chống lão hóa, làm mờ sẹo thâm sau điều trị, giúp da mềm mịn hơn.
Người bệnh viêm da cơ địa nên uống nhiều nước
Việc uống đủ nước mỗi ngày cũng vô cùng quan trọng với người bệnh bị viêm da cơ địa. Nước giúp cấp độ ẩm cho da từ sâu bên trong, giúp làm mềm mô da, ngăn ngừa tình trạng bong tróc, khô rát, ngứa ngáy. Đồng thời uống nhiều nước cũng giúp tăng cường chức năng giải độc của gan, thận… làm giảm tình trạng phát ban, dị ứng ngoài da.
Acid béo thiết yếu và omega 3
Acid béo tốt có nhiều trong các loại cá như cá hồi, cá chép, cá ngừ,.. giúp làm bền vững các mô liên kết dưới da, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, Omega 3 sẽ giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh.
Nên sử dụng thực phẩm có tính chống viêm
Để hạn chế tình trạng viêm nhiễm ngoài da, người bệnh cũng cần bổ sung thêm các loại thực phẩm có tính kháng viêm như cá, thịt heo, cà chua, dầu hạt lanh, dầu anh thảo, dầu cá, dầu ô liu, dầu dừa, rau lá xanh,… sẽ giúp các mô dưới da liên kết chặt chẽ hơn. Đồng thời giúp giảm viêm, giảm ngứa ngáy, đau rát, hạn chế những tổn thương do viêm da cơ địa gây ra.
Viêm da cơ địa ăn gì – Ngũ cốc
Các loại ngũ cốc không chỉ cung cấp năng lượng dồi dào mà còn chứa nhiều protein, chất xơ và chất béo lành mạnh, giúp loại bỏ đi hàm lượng cholesterol xấu. Việc bổ sung các loại ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp tăng khả năng đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh. Các loại ngũ cốc như lúa mạch, yến mạch, lúa mạch đen, kiều mạch… là những thực phẩm người bệnh bị viêm da cơ địa nên sử dụng.
Thực phẩm chứa kẽm dành cho người bị viêm da cơ địa
Kẽm là dưỡng chất cần thiết cho quá trình lọc gan, sửa chữa tế bào bị hư tổn và giúp nạp oxy cho cơ thể. Thiếu kẽm cơ thể dễ bị các bệnh về da như mụn trứng cá, viêm da cơ địa, nổi mẩn ngứa khắp người. Kẽm giúp ngăn chặn các tác nhân gây bệnh, chữa lành những tổn thương và tái tạo tế bào da hiệu quả. Ngoài ra, việc bổ sung các loại thực phẩm giàu kẽm cũng sẽ giúp giảm viêm, giảm ngứa ngáy do bệnh viêm da cơ địa gây ra. Người bệnh nên bổ sung các thực phẩm chứa kẽm lành mạnh như: Ngũ cốc, hạt bí ngô, hạt vừng, bơ, lựu, mâm xôi, rau chân vịt, đậu nành, đậu hà lan…
Nhóm thực phẩm giàu probiotic
Bổ sung probiotic giúp cung cấp nhiều lợi khuẩn, giúp tái tạo làn da mới khỏe mạnh sau những tổn thương do viêm da cơ địa gây ra, giúp lên da non và không để lại sẹo thâm. Ngoài ra, probiotic còn giúp tăng cường sức đề kháng và cải thiện những tổn thương do bệnh viêm da cơ địa gây ra.
Mật ong rừng nguyên chất
Mật ong cung cấp một nguồn calo dồi dào và lành mạnh cho cơ thể. Nguyên liệu này cũng có tính khử trùng, kháng khuẩn và kháng viêm mạnh mẽ. Từ đó giúp giảm viêm, giảm sưng đau, thúc đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương và hình thành da mới. Người bệnh có thể uống trực tiếp 1 muỗng mật ong vào mỗi buổi sáng. Hoặc bôi mật ong lên vùng da bị bệnh để giúp những tổn thương nhanh lành hơn.
Về cơ bản, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với bệnh nhân bị viêm da cơ địa. Nó có thể giúp thúc đẩy bệnh nhanh khỏi hoặc kéo dài dai dẳng. Do đó người bệnh cần chú ý lựa chọn những loại thực phẩm tốt, có lợi cho quá trình điều trị. Đồng thời hạn chế hoặc ngưng sử dụng những món ăn dễ gây kích ứng, viêm nhiễm, không tốt cho làn da.
Một số vấn đề kiêng cữ khác trong điều trị viêm da cơ địa
Song song với việc tìm hiểu bệnh viêm da cơ địa kiêng ăn gì và nên ăn gì, người bệnh cũng cần chú ý đến một số vấn đề về kiêng cữ khác trong sinh hoạt để hạn chế tình trạng viêm nhiễm kéo dài, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe. Đây cũng là cách trị viêm da cơ địa tại nhà mà người bệnh không nên bỏ qua.
Dưới đây là một số lưu ý người bệnh bị viêm da cơ địa cần quan tâm:
- Nước quá nóng hoặc quá lạnh có thể ảnh hưởng xấu đến tình trạng viêm da cơ địa, dễ gây khô và bong tróc ngoài da. Do đó, người bệnh nên tắm bằng nước ấm để tránh làm bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng.
- Chú ý thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm để giúp cho da tránh bị khô và bong tróc. Nên ưu tiên các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, phù hợp với làn da của người bệnh.
- Sử dụng sản phẩm chăm sóc da cũng cần phải chú ý cẩn thận, tránh các sản phẩm có chất tẩy rửa mạnh, có mùi hóa học hoặc có chứa phẩm màu.
- Không cào gãi, chà sát quá mạnh lên vùng da bị bệnh, tránh để vết thương ngày càng nghiêm trọng dẫn đến bội nhiễm.
- Người bệnh viêm da cơ địa nên hạn chế tiếp xúc với các hóa chất độc hại, khói bụi từ môi trường và ánh nắng mặt trời. Cần che chắn kỹ mỗi khi ra ngoài và hạn chế ra đường trong khoảng thời gian từ 10h sáng đến 3h chiều. Vì đây là thời gian các tia cực tím hoạt động mạnh nhất.
- Sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi điều độ, nên đi ngủ sớm, giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng, stress kéo dài khiến sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm.
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, dễ thấm hút mồ hôi. Với những người thường xuyên bị đổ mồ hôi, bạn nên thay quần áo và tắm rửa liên tục để tránh vi khuẩn có điều kiện xâm nhập và trú ngụ trên da.
- Thường xuyên giặt giũ chăn, ga, gối, đệm, màn,… vệ sinh sạch sẽ nhà cửa để giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn và nấm mốc.
Trên đây là một số thông tin giúp người bệnh giải đáp những thắc mắc bị viêm da cơ địa kiêng ăn gì và nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi. Hy vọng những chia sẻ này sẽ phần nào giúp bạn đọc có thêm được nhiều kiến thức hữu ích trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh. Viêm da cơ địa là căn bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát nếu bạn điều trị sớm ngay từ đầu. Do đó bạn hãy đến gặp bác sĩ da liễu ngay khi phát hiện trên da có những dấu hiệu bất thường để giúp việc điều trị trở nên đơn giản, dễ dàng hơn.