Viêm da cơ địa là bệnh lý da liễu có tỷ lệ mắc phải tương đối cao và rất khó để điều trị dứt điểm. Nguyên nhân được cho là do cơ địa da dễ bị kích ứng bởi các tác nhân từ môi trường hoặc do thói quen sinh hoạt. Vậy viêm da cơ địa có di truyền không, có lây không là vấn đề được nhiều độc giả thắc mắc. Trong nội dung bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng giải đáp chi tiết vấn đề này để bạn đọc có thêm thông tin hữu ích trong việc bảo vệ bản thân và những người xung quanh.
Bệnh viêm da cơ địa có di truyền không?
Viêm da cơ địa là bệnh ngoài da thường gặp ở nhiều đối tượng, không phân biệt giới tính, tuổi tác. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là thói quen vệ sinh không sạch sẽ, tiếp xúc với các dị nguyên như hóa chất, lông động vật, nọc độc côn trùng,…
Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, viêm da cơ địa thuộc dạng bệnh mãn tính. Bệnh xuất phát từ những rối loạn chức năng da cùng với phản ứng miễn dịch trong cơ thể. Trong đó, môi trường và di truyền là 2 yếu tố đóng vai trò chính gây ra tình trạng bệnh lý này.
Vậy viêm da cơ địa có di truyền không? Câu trả lời là BỆNH NÀY CÓ THỂ DI TRUYỀN. Cụ thể, bệnh viêm da cơ địa liên quan mật thiết tới di truyền. Khi một bệnh nhân được xác định mắc bệnh thì khả năng cao là những người thân trong gia đình của bệnh nhân đó có tiền sử mắc căn bệnh viêm da này.
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, một số gen trong cơ thể có thể liên quan mật thiết tới sự phát triển tình trạng bệnh lý viêm da cơ địa. Bởi vậy, nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ bị các bệnh về viêm da thì khả năng trẻ sinh ra cũng bị mắc bệnh là rất cao.
Do vậy, các bậc phụ huynh nên chú ý sớm đưa trẻ tới bệnh viện thăm khám nếu nghi ngờ trẻ bị viêm da cơ địa để có cách xử lý kịp thời.
Bệnh viêm da cơ địa có lây không?
Về vấn đề này, các bác sĩ chuyên khoa cho biết, viêm da cơ địa là bệnh KHÔNG LÂY do nguyên nhân gây viêm da cơ địa do ảnh hưởng của tác nhân bên trong chứ không phải vi khuẩn hay virus.
Do vậy, người bệnh không nên quá lo lắng dẫn tới việc cách ly, xa lánh không phù hợp làm ảnh hưởng tâm lý bệnh nhân.
Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý, các tổn thương trên da do viêm da cơ địa có thể lây nhiễm sang những vùng da xung quanh nếu như không có biện pháp điều trị phù hợp.
Để ngăn ngừa tình trạng bệnh lan rộng và phát triển nặng, bệnh nhân nên chủ động lựa chọn phương pháp điều trị, chăm sóc da phù hợp, sớm phục hồi sức khỏe.
Phương pháp điều trị viêm da cơ địa hiệu quả
Người bệnh cần chủ động điều trị bệnh viêm da cơ địa dứt điểm trước khi có kế hoạch sinh con. Dưới đây là một số giải pháp phòng và trị bệnh hiệu quả:
Điều trị viêm da cơ địa tại nhà bằng mẹo dân gian
Điều trị viêm da cơ địa bằng phương thuốc dân gian là lựa chọn của nhiều người bởi ưu điểm lành tính và an toàn. Các loại lá cây, thảo dược dùng để điều trị đều có chứa thành phần kháng viêm tự nhiên, chất chống oxy hóa giúp cải thiện tình trạng bệnh đồng thời tái tạo làn da.
- Dùng lá trầu không trị bệnh
Trầu không là loại lá có vị cay, mùi nồng, tính ấm, có tác dụng sát khuẩn và điều trị một số bệnh ngoài da như viêm da cơ địa. Bạn chỉ cần lấy một nắm lá trầu, đem rửa sạch rồi đun lá với nước và một chút muối. Dùng nước này để tắm, có thể dùng bã trầu chà lên vùng da bị bệnh để có tác dụng nhanh hơn.
- Lá khế giảm viêm ngứa
Lá khế có nhiều hoạt chất tiêu viêm, sát khuẩn nên rất thích hợp trong điều trị bệnh viêm da cơ địa ở cả người lớn và trẻ em. Bạn dùng lá khế ngâm nước muối, đem giã nhỏ rồi đắp lên vết thương, để yên khoảng 15 phút. Thực hiện 1 lần 1 ngày vào buổi tối để có hiệu quả tốt nhất.
- Lá ổi trị viêm da cơ địa
Thành phần của lá ổi có tác dụng giảm viêm, giảm ngứa ngáy, mẩn đỏ, cải thiện tình trạng tổn thương của da. Sử dụng bằng cách đem đun lá với khoảng từ 3 đến 4 lít nước. Dùng nước lá ổi để tắm và dùng bã lá để chà nhẹ lên vùng da bị tổn thương.
Thành phần của dầu dừa không chỉ giúp làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ mà còn giúp giảm kích ứng, dưỡng ẩm da. Cách sử dụng là sau khi vệ sinh sạch vùng da tổn thương, thoa 1 lượng dầu vừa đủ lên bề mặt và massage nhẹ nhàng để dầu thấm đều vết thương. Sau khoảng 45 phút dùng khăn để lau lại.
Viêm da cơ địa uống thuốc gì?
Đối với trường hợp bị viêm da cơ địa ở mức độ nặng nên chủ động tới bệnh viện thăm khám. Tại đây, sau khi khám và chuẩn đoán bệnh, các bạn sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp giúp trị bệnh hiệu quả, ngăn ngừa trình trạng di truyền.
Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc trị viêm da cơ địa như:
- Thuốc điều trị triệu chứng ngứa: Thuốc thông dụng nhất là corticoid dạng kem hoặc dạng mỡ, bôi trực tiếp lên da. Thuốc được sử dụng cho trẻ em trên 2 tuổi bằng cách bôi trực tiếp lên da sau khi dưỡng ẩm và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng khi đang sử dụng thuốc.
- Kháng sinh: Dùng để tránh nhiễm trùng, thường dùng ở dạng kem bôi và sử dụng với những bệnh nhân có vùng da bị nhiễm khuẩn
- Kháng viêm: Được dùng với những trường hợp bệnh nặng. Bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh corticosteroid đường uống. Tuy có hiệu quả điều trị cao nhưng được khuyến cáo không nên sử dụng kéo dài bởi có nhiều tác dụng phụ.
- Thuốc mới điều trị viêm da cơ địa: Loại thuốc đường tiêm có tên dupilumab. Sản phẩm được lựa chọn khi bệnh nhân viêm da cơ địa không đáp ứng các biện pháp điều trị thông thường.
Đông y chữa viêm da cơ địa
Sử dụng các bài thuốc đông y không chỉ giúp thuyên giảm các triệu chứng của bệnh mà còn tác động trực tiếp tới nguyên nhân gây bệnh, bồi bổ sức khỏe, điều hòa khí huyết…
Do vậy sử dụng phương pháp này thường mang lại hiệu quả lâu dài, triệt để và ít gây ra tác dụng phụ. Thuốc Đông y có hai dạng chính gồm thuốc uống và dùng ngoài da. Tùy vào tình trạng và mức độ các bác sĩ Đông y sẽ kê đơn thuốc phù hợp.
Một số bài thuốc Đông y trị viêm da cơ địa tiêu biểu như:
- Bài thuốc 1
- Nguyên liệu: Cam thảo 4 gram, Thổ phục linh, bồ công anh, kim ngân hoa, thương truật mỗi loại 12 gram, tri mẫu, thạch cao mỗi vị 8 gram, khổ sâm, đương quy, kinh giới mỗi vị 10 gram, thuyền thoái 6 gram,…
- Cách dùng: Sắc dược liệu với 700ml nước. Chia nước sắc thành 2 – 3 lần uống trong ngày.
Bài thuốc 2:
- Nguyên liệu: Nghệ vàng 40 gram, ráy dại 40 gram, sáp của con ong 80 gram và dầu vừng 160 gram.
- Cách dùng: Nghệ và củ ráy rửa sạch, để ráo, thái lát mỏng. Cùng với dầu vừng đun sôi tới khi bã cháy, vớt ra. Thêm sáp ong vào hỗn hợp, khuấy đều cho đến khi cô lại. Sử dụng bài thuốc trong thời gian dài với 1 lần trong ngày.
Điều trị viêm da cơ địa bằng liệu pháp khác
Bên cạnh việc sử dụng thuốc thì một vài phương pháp khác cũng cho thấy hiệu quả trong việc điều trị bệnh nhân mắc viêm da cơ địa. Trong đó liệu pháp ánh sáng là phương pháp được đánh giá tương đối cao, thường sử dụng với bệnh nhân không đáp ứng với điều trị tại chỗ.
Cách thức điều trị đơn giản cho vùng da nhiễm bệnh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc những loại ánh sáng khác như tia cực tím UVA, UVB. Có thể sử dụng riêng rẽ hoặc kết hợp với dùng thuốc.
Phương pháp nữa cũng có thấy tính hiệu quả cao: Sau khi sử dụng corticoid bôi lên vùng da bệnh thì dùng băng ướt để quấn quanh vị trí này. Phương pháp này thường được thực hiện trong bệnh viện và có sự hỗ trợ của nhân viên y tế.
Ngoài ra, với bệnh nhân viêm da cơ địa trẻ em bạn cần chú ý thực hiện tránh tiếp xúc với tác nhân gây kích thích da, tránh tiếp xúc với điều kiện nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng, đồng thời thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm ….
Hy vọng với thông tin trên đây sẽ giúp các bạn giải đáp được thắc mắc viêm da cơ địa có di truyền không, lây không. Đặc biệt, từ chia sẻ này, người bệnh có thế hiểu rõ hơn về bệnh lý để có phương pháp đối phó kịp thời, bảo vệ sức khỏe và vẻ đẹp của làn da.