Như chúng ta cũng biết viêm da cơ địa gây nên những tổn thương diện rộng trên da với các mảng đỏ, khô sần ngứa ngáy dai dẳng và không ngừng gãi. Điều này khiến người bệnh lo ngại những vết xước này có thể để lại sẹo khi bệnh khỏi. Vậy viêm da cơ địa có để lại sẹo không? Nếu có thì phải xử lý ra sao để làn da trở lại như trước? Những tư vấn và thông tin giới đây của các chuyên gia sẽ giúp bạn đọc giải đáp chính xác mọi thắc mắc trên.
Viêm da cơ địa có để lại sẹo không?
Khi bị viêm da cơ địa, người bệnh không chỉ chịu những cảm giác ngứa rát khó chịu mà còn lo lắng về tình trạng thẩm mỹ sau khi điều trị. Rất nhiều người, vì không chăm sóc đúng cách khiến trên da hình thành những vết sẹo xấu xí.
Theo các bác sĩ, bất cứ bệnh ngoài da nào cũng có nguy cơ để lại sẹo. Chỉ là mức độ sẹo đến đâu, và nó có to hay nhỏ tùy thuộc vào các chăm sóc, điều trị của mỗi người.
Viêm da cơ địa không nằm ngoài quy luật đó. Nó hoàn toàn có thể để lại những vết sẹo, vết thâm, làm mất đi vẻ đẹp vốn của có làn da. Những vết mẩn đỏ, mụn, sừng dày sau khi tiết dịch, đóng vảy, bong ra sẽ giống như tình trạng da bị thương.
Khi đó, tế bào da mới sẽ hình thành, việc đòi hỏi cấu trúc da bình thường và da mọc lên bằng phẳng là rất khó. Thậm chí, chỉ cần nhìn vào là thấy sự khác biệt, cái đó được gọi là sẹo.
Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng gặp trường hợp sẹo sau khi bị viêm da cơ địa. Thực tế, có những người bị những vết sẹo, thâm rất mờ, nếu không thực sự để ý sẽ không phát hiện ra.
Cho nên, người bệnh không nên qua lo lắng, thay vào đó hãy tìm biện pháp điều trị và chăm sóc phù hợp để hạn chế tối đa tình trạng này.
Vì sao viêm da cơ địa để lại sẹo?
Từ những thông tin trên có thể khẳng định chắc chắn, viêm da cơ địa sẽ để lại sẹo. Đây chắc hẳn là vấn đề khiến người bệnh cảm thấy lo lắng, vì nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới thẩm mỹ gây mất tự tin.
Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, sở dĩ viêm da cơ địa để lại sẹo do:
Người bệnh dùng tay gãi, chà xát mạnh
Viêm da cơ địa gây hiện tượng ngứa điển hình ở mọi vùng da bị tổn thương trên cơ thể. Khi mắc, phản ứng đầu tiên của người bệnh sẽ là đưa tay lên gãi, cào để giảm đi các cơn ngứa khó chịu.
Tuy nhiên, theo các bác sĩ, việc làm này không hề giúp giảm đi triệu chứng. Nó sẽ khiến tình trạng bệnh ngày càng trở nên trầm trọng, thậm chí là nguy cơ để lại sẹo rất lớn.
Khi gãi, vùng da bị tổn thương có thể bị viêm, sưng nặng hơn, thậm chí là bội nhiễm. Các tổn thương này không chỉ xuất hiện ở trên bề mặt mà nó ăn sâu vào từng lớp tế bào dưới da. Đó là lý do vì sao khi điều trị khỏi bệnh, vết sẹo sẽ được hình thành.
Tùy vào mức độ tổn thương mà sẹo có kích thước, mức độ khác nhau. Có điều, người bệnh càng gãi mạnh thì khả năng hình thành sẹo càng lớn, vết sẹo càng sâu và rộng.
Sắc tố da bị thay đổi
Mỗi người sẽ có sắc tố da khác nhau. Hệ sắc tố da ổn định thì làn da sẽ đẹp hơn, đều màu hơn. Tuy nhiên, khi bị viêm da cơ địa, sắc tố da sẽ thay đổi (do tăng hoặc giảm sắc tố).
Da sẽ sẫm màu hơn nếu sắc tố tăng, ngược lại nó sẽ hình thành các mảng sáng rải rác khi sắc tố giảm. Tình trạng này gặp ở hầu hết người có vấn đề về da liễu.
Tuy nhiên, ở người bị viêm da cơ địa chủ yếu có xu hướng tăng sắc tố da. Do đó khi điều trị khỏi bệnh, vùng da đó sẽ có hiện tượng sẫm màu hơn, nó giống như những vết thâm đen, gây mất thẩm mĩ.
Những vết thâm này ở mức độ nào sẽ tùy thuộc vào thời gian điều trị viêm da cơ địa. Nếu điều trị càng lâu, sự hình thành vết thâm và sẹo càng lớn và ngược lại.
Hơn nữa, viêm da cơ địa là bệnh mãn tính, tái phát liên tục. Đây chính là nguyên nhân khiến các vùng da thâm xảy ra ở diện tích lớn, khó loại bỏ.
Do nhiễm trùng gây ra sẹo
Viêm da cơ địa là bệnh mãn tính nhưng thời gian loại bỏ triệu chứng của nó không lâu, chỉ sau vài tuần điều trị.
Tuy nhiên, với những người chủ quan khiến bệnh trở nặng và nhiễm trùng khiến sự tổn thương ăn sâu vào trong, thậm chí gây hoại tử. Đây là nguyên nhân khiến sẹo hình thành sâu sau khi điều trị.
Khi bị nhiễm trùng, các vết loét sẽ lan rộng, ăn sâu và lâu dần sẽ khô lại. Phần da bị mất đi rất khó có thể tái tạo và phục hồi, do đó nó hình thành sẹo.
Có những người, vết sẹo theo họ suốt cuộc đời. Nếu muốn khắc phục, bắt buộc họ phải dùng những biện pháp mạnh như phẫu thuật, quan trị liệu, công nghệ ánh sáng nhưng chi phí khá đắt đỏ và thời gian kéo dài.
Do ngứa sau viêm
Rất nhiều người bị viêm da cơ địa sẽ có thể gặp phải triệu chứng ngứa sau điều trị. Các cơn ngứa này có thể xảy ra theo từng đợt.
Khi bị ngứa, người bệnh sẽ có hành động tự phát đưa tay lên gãi. Khi đó, nó sẽ hình thành những vết trầy xước trên bề mặt da và khi lành sẽ để lại sẹo, thâm.
Nhưng những vết sẹo, thâm này thường ở mức độ nhẹ, nông ngay trên bề mặt da, không quá ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Cách điều trị viêm da cơ địa, phòng ngừa sẹo
Muốn loại bỏ tình trạng gây sẹo khi bị viêm da cơ địa, người bệnh cần sớm áp dụng những biện pháp điều trị. Bạn có thể dùng những bài thuốc dân gian, thuốc tây y hoặc đông y để loại bỏ các triệu chứng ngứa rát, bạt sừng.
Dùng thuốc Tây chữa viêm da cơ địa
Thuốc tây y có nhiều loại, áp dụng cho những mức độ bệnh khác nhau. Công dụng của thuốc là giảm nhanh triệu chứng ngứa, rát đồng thời hỗ trợ cấp ẩm, loại bỏ bạt sừng và ngăn ngừa tình trạng để lại sẹo.
Tùy từng mức độ, người bệnh sẽ được chỉ định một số thuốc như:
- Thuốc bôi ngoài da: Với những người bị viêm da cơ địa ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ cho dùng thuốc bôi tại chỗ. Theo đó, người bệnh có thể dùng thuốc mỡ kháng viêm không Steroid, thuốc gây ức chế Calcineurin ngày 2 – 3 lần để giảm ngứa, giảm viêm.
- Thuốc uống: Trường hợp bệnh ở mức độ nặng, các bác sĩ sẽ cân nhắc dùng thuốc uống hoặc thuốc tiêm để giảm nhanh triệu chứng. Các thuốc có thể được sử dụng như Penicillin Flucloxacillin, Erythromycin. Thuốc này dễ gây tác dụng phụ nên người bệnh cần tuyệt đối dùng theo chỉ định của bác sĩ.
- Dùng Vitamin E làm mờ sẹo: Vitamin E có tác dụng làm mờ sẹo, giảm thâm hiệu quả. Do đó, ngời bệnh có thể dùng kem dưỡng da có vitamin E bôi mỗi ngày 2 lần để hạn chế nguy cơ hình thành sẹo. Chú ý tránh cho da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Mẹo chữa viêm da cơ địa tại nhà
Có nhiều bài thuốc dân gian giúp loại bỏ triệu chứng viêm da cơ địa. Đó là những loại thảo dược quanh nhà, dễ tìm kiếm, dễ thực hiện, an toàn.
- Bài thuốc từ lá khế: Lấy 1 nắm lá khế, rửa sạch rồi cho vào đun với nồi nước to. Dùng nước lá này để tắm, hoặc ngâm rửa hàng ngày. Có thể dùng lá chà xát nhẹ lên vùng da tổn thương để nhanh loại bỏ lớp vảy sừng.
- Bài thuốc từ lá trầu không: Lấy 1 nắm lá trầu không rửa sạch rồi cho vào ấm hãm với nước sôi, uống nước như trà hàng ngày.
- Dùng nghệ tươi xóa thâm, sẹo: Thành phần Curcumin trong nghệ tươi không chỉ giúp giảm đau, kháng viêm mà còn giúp làm mờ vết thâm hiệu quả. Người bệnh chỉ cần lấy nghệ tươi, rửa sạch, giã nhuyễn rồi vắt lấy nước bôi lên bề mặt da. Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần sẽ cho hiệu quả rất tốt.
Người bệnh lưu ý, mẹo dân gian này có tác dụng giảm ngứa, tuy nhiên có hiệu quả trong trị sẹo hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng và cơ địa của người bệnh.
Viêm da cơ địa có để lại sẹo không nếu dùng thuốc Đông y?
Đông y mang đến bài thuốc điều trị viêm da cơ địa tận gốc nhờ những thảo dược tự nhiên, lành tính. Theo y học cổ truyền, viêm da cơ địa là do phong hàn tích tụ lâu ngày dưới da. Do đó, để loại bỏ bệnh cần phải thanh nhiệt, giải độc từ bên trong kết hợp bài thuốc bên ngoài.
Đông y chủ trị dùng những thảo dược tự nhiên như bồ công anh, sinh địa, trầu không để bào chế những dạng thuốc bôi, thuốc uống, thuốc tắm khác nhau nhằm điều trị bệnh.
Hiệu quả của các bài thuốc này cao, có thể trị tận gốc nhưng cần dùng lâu dài. Ngoài ra, ở mỗi cơ địa khác nhau, thuốc sẽ phát huy mức độ không giống nhau.
Lưu ý trong việc ngừa sẹo khi bị viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa có để lại sẹo không và khi áp dụng biện pháp loại bỏ sẹo cần lưu ý những gì? Khi thực hiện phương pháp điều trị, chăm sóc da để tránh hình thành sẹo, người bệnh cần lưu ý:
- Không dùng tay cào gãi lên vùng da đang bong vảy, khi sẹo mới bắt đầu hình thành. Hãy để lớp vảy này bong một cách tự nhiên để hạn chế viêm nhiễm.
- Trong khi điều trị bệnh và chăm sóc da, hạn chế dùng mỹ phẩm, đặc biệt là những loại có thành phần hương liệu cao vì nó dễ gây kích ứng da.
- Không tắm bằng nước quá nóng, cũng không tắm bằng nước quá lạnh.
- Hạn chế thực phẩm giàu đường vì nó có thể khiến tổn thương nghiêm trọng hơn. Hạn chế ăn rau muống sau khi điều trị vì nó có thể khiến sẹo bị lồi.
Những thông tin trên đây chính là đáp án câu hỏi “viêm da cơ địa có để lại sẹo không”. Theo các bác sĩ, bệnh này rất dễ để lại sẹo, nhưng tùy thuộc vào cơ địa, mức độ bệnh mà vết sẹo có kích thước, độ nông sâu khác nhau. Hãy áp dụng những biện pháp điều trị, chăm sóc để loại bỏ hoàn toàn tình trạng này, mang đến làn da đẹp, tự nhiên.