Nấm da không ngứa ngứa còn tuỳ thuộc vào từng tình trạng da và mức độ bùng phát bệnh khác nhau. Nấm da không ngứa có thể là biểu hiện của tình trạng da liễu khác như nấm kẻ chân, lang ben, nấm tóc,…
Cùng tìm giải đáp nấm da không ngứa là biểu hiện của bệnh gì qua bài viết dưới đây!
Nấm da không ngứa là dấu hiệu của bệnh gì?
Một số triệu chứng của các tình trạng da liễu sau có thể được chẩn đoán từ tình trạng nấm da không ngứa như:
1. Lang ben
Nấm da không ngứa có thể là dấu hiệu bệnh khác như lang ben. Lang ben là bệnh nhiễm nấm da phổ biến, ảnh hưởng đến sắc tố da, khiến da bị đổi màu theo các mảng nhỏ. Những mảng da này có màu sáng hơn hoặc sẫm hơn so với vùng da xung quanh và thường ảnh hưởng nhiều đến lưng, ngực và vai. Một số nguyên nhân gây lang ben:
- Do sự phát triển quá mức của một loại men (nấm) tự nhiên trên da.
- Thời tiết nóng, ẩm và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể làm cho bệnh lang ben nặng hơn.
- Hệ thống miễn dịch suy yếu cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc lang beng.
- Loại nấm này không gây hại hoặc lây nhiễm nhưng có thể hơi ngứa hoặc không tuỳ vào trường hợp.
2. Nấm tóc (nấm da đầu)
Nấm da đầu có thể là một trong những bệnh nấm không ngứa. Nấm tóc là một bệnh nhiễm nấm ảnh hưởng đến da đầu và tóc, đặc biệt là trẻ em. Bệnh nấm da đầu xảy ra khi nấm xâm nhập vào nang tóc và thân tóc. Nấm tóc có thể không viêm hoặc viêm da do nấm.
- Nấm da đầu viêm có thể gây ra kerion: Những mảng da đầy mủ, đau đớn, có thể gây sẹo và rụng tóc vĩnh viễn. Nhiễm trùng nấm da đầu có thể gây ngứa và khó chịu.
- Loại nấm da đầu không viêm: Không gây rụng tóc vĩnh viễn, nhưng khiến tóc rụng ngắn và da đầu có mảng xám. Vùng da đầu bị nấm nhưng không ngứa có thể là triệu chứng tổn thương giai đoạn đầu của bệnh. Những mảng xám, đốm nâu nấm da không ngứa trên đầu có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sự tự tin của người bệnh.
3. Nấm móng chân (nail fungus)
Bệnh nhiễm nấm móng chân thường không nghiêm trọng mà có thể gây đau hoặc khó chịu ở móng chân. Nấm da không ngứa có thể là tình trạng nhiễm nấm móng chân với các triệu chứng như:
- Móng đổi màu, dày, dễ gãy hoặc nứt
- Móng cũng có thể bị tách khỏi nền móng
Những người bị nhiễm nấm móng chân thường bị nhiễm nấm da ở bàn chân, đặc biệt là giữa các kẻ ngón chân.
4. Nấm kẻ chân
Bệnh nấm kẻ chân có thể có liên quan đến tình trạng nấm da không ngứa. Nấm kẻ chân hay nấm da chân nói chung xuất hiện thường do sự tăng sinh của nấm Trichophyton rubrum, Trichophyton interdigitale, và Epidermophyton floccosum. Một số chẩn đoán lâm sàng của nấm kẻ chân như:
- Da ẩm, bong tróc giữa các ngón chân
- Da đổi màu trắng, vàng hoặc xanh lục
- Vết nứt đau đớn
- Mùi khó chịu
- Nấm kẽ chân có thể gây ngứa hoặc không. Bệnh phát sinh chủ yếu ở những vận động viên. Họ hay bị viêm, nhiễm trùng thứ phát do vi khuẩn.
5. Hắc lào (lác đồng tiền)
Hắc lào là một bệnh nhiễm nấm phổ biến. Triệu chứng chính của bệnh hắc lào là phát ban.
- Những tổn thương da có thể là đốm đỏ nấm da không ngứa hoặc vùng da sẫm màu hơn vùng da xung quanh
- Phát ban có thể có vảy, khô, sưng
- Nấm da ngứa hoặc không: Trong một số trường hợp bệnh nấm còn nhẹ nên không phát sinh triệu chứng ngứa ngáy nhiều.
Nấm da không ngứa có nguy hiểm không?
Nấm da không ngứa có thể là biểu hiện của các tình trạng da như nấm kẽ, hắc lào, lang ben,… Mặc dù các bệnh da liễu này không nguy hiểm nhiều sức khoẻ, nhưng có thể ảnh hướng đến sinh hoạt hằng ngày và tính thẩm mỹ bên ngoài.
Hơn nữa một số bệnh lý có nguy cơ lây lan và nhiễm trùng, vì vậy bạn cần đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán đúng bệnh và điều trị sớm.
Phương pháp điều trị nấm da không ngứa
1. Điều trị bằng thuốc
Tuỳ vào từng tình trạng bệnh lý mà bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho bệnh nhân. Những thông tin dưới đây chỉ mang tính tham khảo, bạn cần thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác bệnh và điều trị dứt điểm:
Hắc lào, nấm da chân: Sử dụng các loại kem, lotion hoặc bột chống nấm trong 2 đến 4 tuần. Thuốc có thể chứa một số thành phần sau:
- Clotrimazole
- Miconazole
- Terbinafine
- Ketoconazole
Nấm da đầu: Luôn cần sử dụng thuốc kê đơn của bác sĩ trong điều trị nấm da đầu, thuốc uống trong 1 đến 3 tháng. Một số thành phần trong thuốc như:
- Griseofulvin
- Terbinafine
- Itraconazole
- Fluconazole
Bạn không nên tự ý sử dụng thuốc để tránh những tác dụng phụ và những phản ứng nghiêm trọng hơn.
2. Cách chăm sóc tại nhà
Bên cạnh những cách điều trị bằng thuốc, bạn có thể áp dụng một số cách chăm sóc da sau đây để điều trị nấm da không ngứa nhanh chóng, hiệu quả hơn:
- Hạn chế mang giày bít: Hạn chế đi giày thể thao mùa nóng ẩm để hạn chế chân tiết mồ hôi quá mức.
- Vệ sinh da nhẹ nhàng: Nếu sử dụng xà phòng, bạn nên tìm loại có độ pH trung tính để làm sạch da và bảo vệ da hiệu quả.
- Mặc quần áo rộng rãi để tránh ma sát bằng cách mặc quần áo có chất liệu thấm hút.
- Chế độ ăn uống lành mạnh để hỗ trợ hệ thống miễn dịch được khoẻ mạnh, uống nhiều nước giúp da phục hồi, giảm ngứa nhanh chóng.
Cách ngăn ngừa nấm da không ngứa
Để tránh nấm da không ngứa phát bệnh hay tái phát, bạn có thể thực hiện một số biện pháp ngăn ngừa sau:
- Giữ vệ sinh sạch sẽ: Rửa tay thường xuyên. Bên cạnh đó, bạn cần giữ các khu vực chung sạch sẽ như phòng tập thể dục và phòng thay đồ. Nếu bạn tham gia các môn thể thao tiếp xúc, bạn nên tắm ngay sau khi luyện tập hoặc sau trận đấu, giữ đồng phục và dụng cụ sạch sẽ.
- Giữ mát và khô ráo: Không mặc quần áo dày trong thời gian dài khi thời tiết nóng ẩm, để tránh đổ mồ hôi quá nhiều.
- Chăm sóc thú cưng, tránh động vật bị nhiễm bệnh: Nếu bạn nuôi thú cưng hoặc các động vật khác, hãy thường xuyên đưa chúng thăm khám bác sĩ thú y để kiểm tra bệnh hắc lào và các bệnh da liễu khác.
- Không dùng chung vật dụng cá nhân: Không nên sử dụng chung quần áo, khăn tắm, bàn chải tóc, dụng cụ thể thao hoặc các vật dụng cá nhân khác.
Lưu ý những thông tin trên không thay thế những chuẩn đoán y khoa, nếu bạn gặp bất kỳ các triệu chứng trên, bạn nên đi khám bác sĩ da liễu để được chẩn đoán loại nấm da và điều trị sớm tình trạng nấm da không ngứa sớm, đạt hiệu quả cao.