Hắc lào mãn tính là bệnh lý diễn biến dai dẳng, kéo dài và đã ăn sâu vào máu. Mặc dù vậy, bệnh lý da liễu này vẫn có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được dùng thuốc đúng đắn kết hợp với lối sống khoa học. Đương nhiên, không phải bất cứ loại thuốc loại cũng phù hợp với thể trạng của bệnh nhân. Vậy nên, bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn một số kiến thức hữu ích cũng như gợi ý một vài phương pháp điều trị an toàn để bạn tham khảo áp dụng.
Hắc lào mãn tính là gì? Bao lâu thì khỏi?
Hắc lào mãn tính là tình trạng hắc lào đã được điều trị hết trên da nhưng dễ dàng tái phát trở lại. Đặc biệt là khi bạn sử dụng các loại thực phẩm kiêng kỵ với bệnh hoặc vệ sinh cơ thể không sạch sẽ.
Các loại vi nấm nhóm dermatophytes sẽ phát triển mạnh và tấn công da, từ đó gây ra các tổn thương với biểu hiện như vùng nấm có dạng hình tròn, nổi mẩn đỏ, mụn nước. Mỗi khi hắc lào mãn tính tái phát trở lại sẽ gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu và gây mất thẩm mỹ.
Một số loại thực phẩm như hải sản, bia rượu, thịt gà,… được coi là “kẻ thù” của hắc lào mãn tính. Nếu không tìm cách chữa trị kịp thời, người bệnh có thể phải kiêng những món ăn này cả đời.
Điều trị hắc lào mãn tính đòi hỏi sự kiên trì và quyết tâm của người bệnh. Nếu ở giai đoạn nhẹ, thời gian điều trị chỉ mất khoảng vài tháng. Nhưng khi bệnh chuyển sang mãn tính, bạn sẽ mất ít nhất 3 đến 4 năm mới có thể khỏi bệnh hoàn toàn.
Biểu hiện của bệnh hắc lào mãn tính
Nổi mẩn ngứa và mụn nước trên da mỗi khi sử dụng các loại thực phẩm kiêng kị hay vệ sinh không sạch sẽ là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh hắc lào mãn tính. Kèm theo đó là những cơn ngứa dữ dội ở khu vực da bị tổn thương.
Đặc biệt, cảm giác ngứa ngáy khó chịu hơn khi về đêm, thời tiết nóng nực và cơ thể ra nhiều mồ hôi.
Bệnh hắc lào thường xuất hiện ở những khu vực dễ ra mồ hôi như thắt lưng, mông, bẹn, dưới cánh tay, mặt,… Vùng hắc lào có thể tăng kích thước, lan rộng ra toàn thân nếu không điều trị kịp thời.
Đối với những bệnh nhân bị hắc lào mãn tính, mỗi khi tái phát, bệnh sẽ xuất hiện ở những chỗ khác nhau. Vì vậy, việc xác định vị trí để tập trung điều trị trở nên khó khăn hơn.
Nguyên nhân gây hắc lào mãn tính
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới hắc lào mãn tính. Trong đó, thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, không kiên trì sử dụng thuốc là những nguyên nhân phổ biến nhất:
- Không kiêng các loại thực phẩm gây kích ứng: Hải sản, thịt gà, sữa là 3 loại thực phẩm chứa rất nhiều chất gây dị ứng. Với cơ địa nhạy cảm, bạn chỉ cần dùng một lượng nhỏ cũng đủ để bệnh tái phát trở lại.
- Không điều trị bệnh dứt điểm: Khi bệnh còn nhẹ, người bệnh chủ quan, điều trị ngang chừng rồi dừng lại. Điều này khiến vi nấm vẫn tồn tại trên da và dễ dàng tấn công trở lại.
- Thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại: Môi trường làm việc, sinh sống bị ô nhiễm, chứa nhiều hóa chất sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bạn. Nếu không được điều trị kịp thời thì khả năng bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính rất cao.
- Lạm dụng các chất gây kích ứng: Do tính chất công việc căng thẳng, thường xuyên phải làm việc khuya nên nhiều người có thói quen sử dụng cà phê, nước tăng lực hay thuốc lá để lấy lại sự tỉnh táo. Nhưng vô tình thói quen này lại khiến bệnh hắc lào trầm trọng hơn.
- Do thường xuyên sử dụng bia rượu: Các chất có hại trong bia rượu sẽ kích thích sự tấn công của các loại vi nấm. Đồng thời làm giảm sức đề kháng của cơ thể. Hơn nữa, việc sử dụng các chất có cồn, chất kích thích còn làm giảm tác dụng của thuốc.
- Do di truyền: Nếu trong gia đình bạn có một số thành viên bị hắc lào thì nguy cơ bạn cũng bị căn bệnh này tương đối cao.
Vậy hắc lào khi mãn tính có chữa dứt điểm được không? – Vi nấm là tác nhân chính gây ra bệnh hắc lào. Vì vậy, bệnh CÓ THỂ CHỮA BỆNH GỐC.
Tuy nhiên, khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, cần điều trị từ từ để tiêu diệt dần các loại nấm gây bệnh.
Nếu bệnh nhẹ, bạn có thể tự chăm sóc và điều trị tại nhà. Nhưng khi bệnh hắc lào có biến chứng nặng hơn, bắt buộc cần đến sự thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị của các y bác sĩ có chuyên môn. Quá trình điều trị chắc chắn mất nhiều thời gian và nguy cơ để lại sẹo rất cao.
Cách trị hắc lào mãn tính hiệu quả
Hắc lào mãn tính gây ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống và công việc của người bệnh. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa như ở Việt Nam, bệnh có thể dễ dàng tái phát bất cứ lúc nào, đặc biệt là mùa hè.
Hơn nữa, hắc lào có thể lây từ người này sang người khác nên người bệnh cần tìm cách chữa trị sớm nhất.
Chữa hắc lào mãn tính bằng thuốc Tây y
Cách chữa hắc lào mãn tính có vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh. Trong đó, Tây y là một trong những phương pháp mang lại hiệu quả cao, giúp tiêu diệt tận gốc các loại vi nấm và hạn chế khả năng bệnh tái phát.
Dưới đây là một số loại thuốc chống nấm thường được chỉ định có những người bị hắc lào mãn tính.
- Ketoconazol – Thuốc kháng sinh chống nấm phổ rộng
Thuốc có 2 dạng là dạng bôi và dạng uống. Ketoconazol được dùng cho các bệnh nhân bị nhiễm nấm ở da, tóc, móng do nấm men và vi nấm gây ra. Ngoài ra, một số trường hợp bị nấm nội tạng, nhiễm nấm men đường tiêu hóa,… cũng được chỉ định sử dụng loại thuốc này.
Ketoconazol dạng bôi cần sử dụng liên tục, bôi lên cả vùng da bị hắc lào và khu vực xung quanh. Khi những nốt hắc lào đã lành, bạn nên tiếp tục sử dụng thêm vài ngày để tiêu diệt hoàn toàn vi nấm và tránh trường hợp tái phát lại.
Loại thuốc chống nấm này mang lại hiệu quả cao nhưng cũng gây ra một số tác dụng phụ. Người bệnh có thể bị chóng mặt, buồn nôn, suy gan, ảnh hưởng tới sinh lý,… Do đó, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và cẩn trọng khi sử dụng.
- Miconazole – Thuốc trị hắc lào mãn tính
Miconazole có nhiều dạng khác nhau như kem bôi, dung dịch, thuốc dạng bột. Tùy theo mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe, bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc phù hợp.
Thuốc không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Nhưng nếu cơ thể bạn có sức đề kháng yếu, bạn có thể gặp một số vấn đề như đau bụng, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn,… Bạn nên gặp bác sĩ để xử lý kịp thời nếu gặp phải các triệu chứng nêu trên.
Fluconazole có tác dụng tiêu diệt hầu hết các chủng nấm Candida. Các bác sĩ thường kê đơn thuốc có Fluconazole cho các trường hợp bị nhiễm nấm ở hầu họng, miệng, mũi,… do chủng nấm này gây ra. Tuy nhiên, thuốc chống chỉ định với bệnh nhân quá mẫn cảm với thành phần của thuốc, phụ nữ có thai và cho con bú.
Thuốc dùng để điều trị nhiễm nấm trên da do chủng nấm Trichophyton, Microsporum,… Mỗi ngày bôi từ 1 đến 2 lần vào khu vực da bị hắc lào. Nếu sử dụng khoảng 2 tuần tình trạng bệnh không cải thiện bạn nên đi khám lại.
Các bài thuốc Đông y chữa hắc lào mãn tính
Cách chữa hắc lào mãn tính bằng các bài thuốc Đông y luôn được nhiều người tin tưởng sử dụng. Với các nguyên liệu từ thiên nhiên, thuốc Đông y có độ lành tính cao và vô cùng hiệu quả.
Bài thuốc số 1 – Kết hợp thuốc uống và thuốc rửa
Bài thuốc này thường được sử dụng cho các bệnh nhân bị ngứa rát. Vùng hắc lào nổi thành từng đám lớn, khô sần.
Thuốc uống:
- Nguyên liệu: Bạch tiễn bì: 125 gram, sơn đậu căn: 250 gram, hoàng dược tử: 120 gram, thổ phục: 300 gram, thảo hà sa: 240 gram, hạ khô thảo: 210 gram, thổ phục hoàn…
- Cách dùng: Mỗi ngày sử dụng 2 lần, mỗi lần 6g.
Thuốc rửa:
- Nguyên liệu: 30 gram hoàng bá, tam tử thang, 45 gram sa sàng tử, 45 gram thương nhĩ tử, 40 gram địa phụ tử và 30 gram khổ sâm.
- Cách dùng: Mỗi ngày sắc 1 tháng thuốc với 2 lít nước. Đun sôi trong khoảng 15 phút. Chờ nước nguội bớt rồi rửa vùng da bị hắc lào mãn tính. Mỗi ngày rửa 2 lần sáng, tối.
Bài thuốc số 2: Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc hoạt huyết.
Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc, chia thành nhiều phần sử dụng trong ngày. Các vị thuốc cần chuẩn bị bao gồm: 15 gram cam thảo dây, 15 gram liên kiều, 15 gram vòi voi, 15 gram kinh giới, 40 gram đỗ đen sao, 15 gram thổ phục linh, 20 gram ké đầu ngựa và 17 gram cỏ xước.
Chế độ dinh dưỡng dành cho người bị hắc lào mãn tính
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh. Đồ nếp, thịt gà, rau muống, thịt đỏ,… làm cho bệnh hắc lào trở nên tồi tệ hơn. Ngược lại, khi bổ sung một lượng cần thiết vitamin A, C, E,… da sẽ khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt hơn để chống lại mầm bệnh.
Các loại thực phẩm người bị hắc lào không nên ăn?
Trong quá trình điều trị hắc lào, người bệnh cần hạn chế sử dụng các loại đồ ăn dưới đây:
- Đồ ngọt: Ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ làm chậm quá trình tái tạo tế bào, hồi phục da. Hơn nữa, tình trạng sưng viêm của vùng hắc lào có thể trở nặng. Vì vậy, bạn nên cắt giảm bớt đồ ngọt trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Đồ cay nóng: Đây là “kẻ thù” của bệnh hắc lào. Ăn đồ cay nóng sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể. Từ đó tạo điều kiện cho vi nấm sinh sôi phát triển và tấn công da mạnh mẽ.
- Các sản phẩm từ sữa như kem sữa, sữa tươi, pho mát,… Quá trình chàm hóa da và tổn thương sâu sẽ diễn ra nhanh chóng nếu bạn dùng những loại đồ ăn, đồ uống này.
- Đồ uống có chứa chất kích thích: Khi điều trị hắc lào mãn tính, bạn nên kiêng cà phê, rượu bia và các chất kích thích khác. Lượng tế bào macrophage – tế bào có khả năng miễn dịch, tiêu diệt vi khuẩn có nguy cơ giảm dần.
Người hắc lào nên ăn gì?
Thay vì dùng các loại thực phẩm có hại trên, người bị hắc lào mãn tính nên bổ sung một số thực phẩm sau vào thực đơn của mình.
- Các loại củ, quả giàu vitamin: Bơ, cà rốt, ớt chuông, cam, quýt,… chứa nhiều vitamin A, C, E. Chúng có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo da, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
- Sử dụng thêm các loại gia vị như tỏi, nghệ, gừng,…. Những nguyên liệu này có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả.
- Bổ sung thêm rau xanh: Súp lơ xanh, rau mầm, các loại đậu,… giúp làm lành vết thương.
Những lưu ý trong điều trị bệnh hắc lào
Để quá trình điều trị hắc lào mãn tính hiệu quả và mất ít thời gian nhất, bên cạnh việc sử dụng thuốc đúng cách, trong sinh hoạt hàng ngày, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý thay đổi loại thuốc, tăng liều lượng hay dừng thuốc khi chưa khỏi bệnh hoàn toàn. Nếu có bất cứ dấu hiệu gì bất thường, bạn cần dừng sử dụng thuốc. Đồng thời báo ngay cho bác sĩ để có cách xử lý kịp thời.
- Tuyệt đối không ăn các loại thực phẩm có nguy cơ gây kích ứng. Ví dụ như hải sản, sản phẩm từ sữa, thịt gà,…
- Tuyệt đối không dùng chung đồ cá nhân với người khác. Vi nấm có thể lây truyền cho những người xung quanh thông qua những vật dùng chung đó.
- Giữ cơ thể luôn khô ráo, sạch sẽ. Vi nấm gặp điều kiện thuận lợi như nhiệt độ cao, ẩm ướt sẽ sinh sôi và phát triển mạnh. Do đó việc giữ cơ thể sạch sẽ là điều vô cùng cần thiết để ngăn ngừa bệnh lan rộng.
- Chỉ sử dụng quần áo, đồ lót, tất khi chúng đã khô hoàn toàn. Điều này giúp hạn chế sự phát triển của nấm.
Nên lựa chọn trang phục rộng rãi, thoải mái, thấm mồ hôi tốt. - Khi đi du lịch, dã ngoại nên chuẩn bị chăn gối riêng. Cơ địa của người bị hắc lào mãn tính vốn rất nhạy cảm. Chỉ một tác động nhỏ cũng có thể khiến bệnh bùng phát.
- Không nên ôm ấp, ngủ chung với thú cưng. Nguy cơ các loại nấm có trong lông, da vật nuôi là rất cao.
- Thường xuyên luộc đồ dùng, quần áo trong nước sôi 100 độ C hoặc sát khuẩn bằng cồn. Cách này giúp tiêu diệt hoàn toàn nấm gây bệnh.
- Tập thể dục thể thao, duy trì thói quen sống lành mạnh. Nhờ đó hệ miễn dịch và sức đề kháng khỏe mạnh hơn.
Điều trị hắc lào mãn tính là một quá trình dài, tốn khá nhiều thời gian. Tuy nhiên, nếu bệnh tái phát sẽ ảnh hưởng lớn tới các hoạt động hàng ngày và tâm lý người bệnh. Vì vậy bạn nên tìm cách chữa trị dứt điểm càng sớm càng tốt.
Trên đây là các cách chữa bệnh hắc lào mãn tính hiệu quả nhất. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm các thông tin bổ ích, giúp việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao.