Nhiều người bị sẹo lồi ở tai sau khi bắn lỗ tai về. Vậy sẹo lồi là gì và cách điều trị sẹo lồi ở tai. Tìm hiểu những thông tin liên quan đến sẹo lồi ở tai cùng HelloBacsi qua bài viết dưới đây!
Sẹo lồi là gì? Nguyên nhân sẹo lồi ở tai
Sẹo lồi
Sẹo lồi là tình trạng các mô sẹo phát triển quá mức tại một vị trí da đang bị tổn thương. Sau các vết thương hở lớn như phẫu thuật, nhiễm trùng mụn trứng cá và tiêm chủng,… có thể kích thích và để lại sẹo cứng và lớn hơn. Bởi mô sẹo sẽ tiếp tục phát triển mạnh sau một thời gian vết thương đóng lại. Sẹo lồi ở tai thường xuất hiện sau khi bấm lỗ tai.
Theo the American Academy of Dermatology (AAD), không giống như các loại vết sẹo lớn khác, sẹo lồi thường có kích thước lớn hơn vết thương ban đầu. AAD cho rằng sẹo lồi có thể xuất hiện bất kỳ trên vị trí cơ thể nào, nhưng lại thường dễ xuất hiện nhất là bấm lỗ tại bị sẹo lồi, và có thể xuất hiện ở sụn hoặc dái tai.
Sẹo lồi ở tai hình thành ở hình dạng và kích thước khác nhau, phần lớn phụ thuộc vào vị trí của vết sẹo. Trên dái tai, sẹo lồi tai có thể có hình tròn và kết cấu rắn chắc.
Bao lâu sau bấm lỗ tai bị sẹo lồi? Tùy vào tình trạng da, sẹo lồi có thể bắt đầu phát triển ngay sau có vết thương, hoặc cũng có thể là vài tháng trước khi nó trở nên rõ ràng và dễ thấy. Một số người thấy các sẹo lồi hình thành sau những vết thương nhỏ, như từ mụn trứng cá, trong khi những người khác lại không có.
Nguyên nhân sẹo ở lỗ tai
Theo một nguồn nghiên cứu năm 2016, việc xỏ lỗ tai là lý do phổ biến nhất để sẹo lồi ở tai phát triển, và do cách vết thương chữa lành.
Các nhà nghiên cứu khác lại cho rằng do một phản ứng viêm cục bộ đối với hoa tai kim loại. Đây cũng có thể là nguyên nhân làm xuất hiện sẹo ở lỗ tai.
Triệu chứng sẹo lồi ở tai
Sẹo lồi ở tai thường từ từ xuất hiện và mất khoảng 3 đến 12 tháng để có thể thấy rõ sẹo lồi xuất hiện. Ở trên tai bạn có thể thấy các triệu chứng như:
- Bắt đầu xuất hiện vết sẹo lớn màu hồng, đỏ hoặc tím ở tai
- Hình dạng hình tròn
- Gây đau và ngứa
- Cảm giác vừa cứng vừa mềm
- Vùng da bị tối màu hơn so với vùng da xung quanh
Phương pháp điều trị sẹo lồi ở tai tại nhà
Sẹo lồi ở tai không dễ điều trị. Song bạn có thể hạn chế tình trạng sẹo phát triển quá mức tại nhà như:
- Sử dụng kem dưỡng da giúp làm mềm da
- Sử dụng silicone dạng gel
- Áp dụng các miếng giảm sẹo như polyurethane hay silicone
- Chiết xuất tỏi: Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng chiết xuất tỏi có khả năng điều trị sẹo lồi. Tuy nhiên vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào được thực hiện chứng minh lý thuyết này.
- Chiết xuất hành tây: Một nghiên cứu cho thấy gel chiết xuất hành tây có thể làm giảm các triệu chứng của sẹo tăng (tuy nhiên không có tác dụng nhiều).
Các phương pháp điều trị sẹo lồi ở tai tại phòng khám
Mặc dù sẹo lồi ở tai không dễ điều trị, tuy nhiên ở các phòng khám hiện nay đã áp dụng một số thiết bị hiện đại hỗ trợ điều trị hiệu quả sẹo lồi ở tai. Tùy vào tình trạng sẹo lồi, bác sĩ da liễu có thể quyết định phương pháp điều trị riêng cho bạn như:
Phẫu thuật loại bỏ
Bác sĩ da liễu có thể phẫu thuật loại bỏ sẹo lồi ở tai bằng dao mổ. Tuy nhiên, điều này sẽ tạo ra vết thương cũng có khả năng phát triển sẹo lồi mới. Khi được điều trị bằng phẫu thuật loại bỏ, sẹo lồi vẫn có khả năng quay trở lại. Chính vì vậy, các bác sĩ da liễu thường đề xuất các phương pháp điều trị khác, ngoài phẫu thuật, để ngăn chặn sẹo lồi xuất hiện trở lại.
Tiêm Corticosteroid
Theo to the American Academy of Dermatology, phương pháp tiêm Corticosteroid có thể thu nhỏ sẹo lồi ở tai tới 50% đến 80%. Trung bình, phương pháp điều trị này cần nhiều lần tiêm corticosteroid, mỗi lần điều trị cách nhau sau 3 đến 4 tuần. Sau mũi tiêm đầu tiên, người bệnh có thể thấy sẹo lồi bắt đầu mềm hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý nhiều người vẫn có thể gặp tình trạng tái bệnh (sẹo lồi xuất hiện lại) trong vòng 5 năm.
Cryotherapy
Cryotherapy là phương pháp điều trị áp lạnh bằng ni tơ lỏng có thể đóng băng sẹo lồi.
Phương pháp này hiệu quả hơn khi kết hợp với các phương pháp điều trị khác, đặc biệt là tiêm steroid. Bác sĩ da liễu có thể khuyến khích áp dụng phương pháp cryotherapy 3 lần hoặc hơn trước khi tiêm steroid.
Trong những năm gần đây, nghiên cứu đã chứng minh thấy liệu pháp áp lạnh có hiệu quả đối với các sẹo lồi cứng hình thành gần đây.
Laser
Phương pháp điều trị bằng laser có thể làm giảm kích thước và làm mờ màu của sẹo lồi. Tương tự như hầu hết các phương pháp điều trị khác, liệu pháp laser có thể được kết hợp cùng với một phương pháp khác để giúp đạt hiệu quả cao nhất.
Ligature
Đây là phương pháp sử dụng chỉ phẫu thuật để loại bỏ sẹo lồi ở tai: sợi phẫu thuật sẽ buộc xung quanh sẹo lồi lớn, theo thời gian, sợi chỉ cắt vào màng cứng khiến nó rơi ra. Sợi phẫu thuật sẽ cần thay thế sau 2 đến 3 tuần.
Retinoid
Sau thăm khám và chẩn đoán y khoa, bác sĩ có thể kê toa loại kem retinoid để giúp giảm kích thước và sự xuất hiện của sẹo lồi. Theo nghiên cứu, retinoids không những có thể làm giảm kích thước của sẹo lồi mà còn giúp làm giảm triệu chứng, đặc biệt là ngứa.
Cách ngăn ngừa sẹo lồi ở tai khi bấm lỗ tai
Sẹo lồi ở tai sẽ khá khó điều trị nên cách tốt nhất là nên ngăn ngừa chúng phát triển. Sau đây là những mẹo ngừa bấm lỗ tai bị sẹo lồi:
- Nếu sau khi đi xỏ tai về, bạn cảm thấy làn da xung quanh bắt đầu dày lên, bạn nên nhanh chóng tháo bỏ bông tai và hỏi bác sĩ có nên đeo bông tai không.
- Nếu trước đó bạn đã có sẹo lồi ở tai, bạn không nên đi xỏ hay bấm lỗ tai lần nữa
- Nếu thành viên trong gia đình có gen di truyền dễ bị sẹo lồi, bạn nên có sự tham vấn của bác sĩ da liễu trước khi quyết định bấm lỗ tai.
- Sau khi bấm khuyên tai, bạn cần chăm sóc và vệ sinh vết thương thường xuyên để giảm nguy cơ sẹo.
Nếu bạn biết da bạn có xu hướng dễ bị sẹo lỗi, bạn nên có những phương pháp ngăn ngừa chúng hình thành và phát triển. Tốt nhất là hãy tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu, để được thiết kế các phương pháp điều trị kết hợp và đạt kết quả cao nhất như mong đợi.
Hy vọng bạn đọc đã có cho mình thêm thông tin về sẹo lồi ở tai, cách ngăn ngừa và điều trị để từ đó cân nhắc có nên đi bấm lỗ tai!