Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh là bệnh lý ngoài da phổ biến, đa phần bệnh không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường hợp màu sắc của vết chàm thay đổi bất thường có thể là biểu hiện giãn mao mạch hoặc u máu. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý cũng như các biện pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh hiệu quả, hãy cùng tham khảo thông tin bài viết dưới đây.
Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh là bệnh gì?
Bệnh chàm đỏ ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là bớt đỏ có tổn thương cơ bản của bệnh chàm eczema. Các triệu chứng bệnh khởi phát do hiện tượng giãn mạch máu trên da, các tế bào sinh sắc tố da tập trung quá nhiều ở trẻ sơ sinh.
Vết bớt đỏ có kích thước lớn nhỏ khác nhau tùy thuộc vào số lượng sắc tố tập trung dưới da. Vết chàm thường là những chấm đỏ nổi trên da có màu hồng nhạt hoặc màu đỏ tươi, chúng có xu hướng phát triển từ giai đoạn thai nhi hoặc sau khi trẻ chào đời.
Các bớt đỏ có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể trẻ, có khoảng 0,5% trẻ sơ sinh bị chàm đỏ ở mặt, cổ và má. Khi mới khởi phát chàm đỏ thường là những nốt đỏ, bề mặt da phẳng và có màu hồng, không kèm theo mụn nước hay sần. Trong quá trình phát triển của trẻ, các tổn thương này sẽ có hiện tượng chuyển sang màu đỏ sẫm hoặc màu tím nhạt.
Phần lớn các vết chàm này sẽ tập trung ở má, một vài trường hợp khu trú ở tay và chân. Các triệu chứng thường lành tính, tuy nhiên có thể gây ngứa ngáy ở vùng ba bị chàm đỏ, khi trẻ chà xát hay cào gãi có thể gây chảy máu, viêm loét dẫn đến bội nhiễm và để lại thâm sẹo.
Dấu hiệu nhận biết chàm đỏ ở trẻ sơ sinh
Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh là biểu hiện rối loạn các sắc tố dưới da, lúc này khu vực da tập trung quá nhiều sắc tố. Khi dùng tay xoa miết vào vùng da bị tổn thương da sẽ chuyển sang màu hồng hoặc đỏ nhạt.
Do các tiểu động mạch bị chèn ép bởi lực tác động khiến máu bị dồn xung quanh nên xảy ra hiện tượng này. Nếu bạn bỏ tay ra sẽ thấy vùng da bị chàm có màu đỏ tươi hoặc nhạt như cũ.
Giai đoạn từ 1 – 4 tuần đầu đời là thời điểm trẻ sơ sinh dễ mắc bệnh chàm đỏ nhất. Bệnh xuất hiện với các biểu hiện như các vùng da đỏ có kích thước đa dạng trên bề mặt da, khi quan sát kỹ bạn sẽ thấy các vảy trắng trắng nhỏ trên vùng da bị tổn thương.
Các triệu chứng bệnh chàm đỏ ở trẻ sơ sinh thường khu trú ở chân tóc, sau gáy, trán, cổ và trên má của bé. Khi mắc bệnh trẻ thường có cảm giác ngứa ngáy, châm chích khó chịu khi vùng da tổn thương tiếp xúc với mồ hôi hoặc nước bẩn.
Các triệu chứng bệnh chàm đỏ trẻ sơ sinh thường lành tính, kích thước của vết chàm cũng phát triển rất chậm. Phần lớn các vết bớt này sẽ ngừng tăng kích thước khi trẻ bước vào giai đoạn dậy thì. Vết chàm đỏ không tác động nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như không phát sinh các biến chứng nguy hiểm.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp các sắc tố tập trung ở mắt, bệnh chàm đỏ ở trẻ có thể thoái hóa ác tính. Những dạng nguy hiểm hơn của bệnh lý như viêm nhiễm, bội nhiễm do cào gãi hay chà xát mạnh lên vùng da tổn thương ảnh hưởng đến chức năng thẩm mỹ.
Đặc biệt khi nhận thấy các mẩn đỏ sẫm màu xuất hiện trên phạm vi rộng, lúc này ba mẹ nên chủ động đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây chàm đỏ ở trẻ sơ sinh
Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh là một dị dạng mạch máu tự phát, do đó các triệu chứng của bệnh không có khả năng lây lan và không có thuốc đặc trị. Dưới đây là một số yếu tố có nguy cơ gây bùng phát bệnh chàm đỏ ở trẻ sơ sinh:
- Yếu tố di truyền có mối liên hệ mật thiết dẫn đến khởi phát bệnh chàm đỏ ở trẻ. Nếu trong gia đình có ba mẹ hoặc người thân mắc chàm đỏ thì tỷ lệ trẻ mắc phải bệnh lý này sẽ cao hơn người bình thường.
- Theo các thống kê, bệnh chàm đỏ thường khởi phát ở những trẻ có gen đột biến. Điều này phần lớn bị ảnh hưởng do quá trình mang thai không an toàn hoặc bị ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài.
- Trong thời kỳ mang thai hoặc khi mới chào đời trẻ bị nhiễm virus, nhiễm trùng nhầm lẫn phân chia các tế bào sẽ dẫn đến sự xuất hiện các vết chàm đỏ trên da.
Bệnh chàm đỏ ở trẻ sơ sinh nguy hiểm không?
Hầu hết các trường hợp trẻ bị chàm đỏ thường không gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe, tuy nhiên các triệu chứng của bệnh có thể khiến trẻ bị ngứa ngáy, khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Nếu không có các biện pháp chăm sóc đúng cách có thể gây ra bội nhiễm.
Ngoài ra, nhiều người hay nhầm lẫn bệnh chàm đỏ với các bệnh lý nguy hiểm như giãn mao mạch hay u máu. Do đó, ba mẹ nên nhận diện đúng các triệu chứng bệnh để đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị thời.
Bớt dạng u máu
Bớt dạng u máu thường có màu đỏ sẫm hoặc tím. Vết bớt u máu hay còn gọi là bớt dâu tây vì chúng thường phồng trên da và có màu đỏ. Vết bớt xuất hiện khi trẻ vừa chào đời, có kích thước nhỏ và phẳng, có xu hướng phát triển theo độ tuổi của bé.
Vào khoảng 4 – 5 tháng đầu đời, u máu sẽ phát triển mạnh, đến giai đoạn từ 1 – 2 tuổi sẽ ngừng tăng sinh. Ở vùng da bị tổn thương có thể bị giãn ra hoặc biến dạng thấy rõ. Ba mẹ không nên quá lo lắng vì phần lớn các bớt u máu thường lành tính và mờ đi theo quá trình trưởng thành của trẻ.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp bớt dạng u máu đặc biệt nguy hiểm, vùng da bị tổn thương có thể gây nhiễm trùng và tác động xấu đến sức khỏe của bé. Vì vậy, ba mẹ cần theo dõi và nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện nếu có các dấu hiệu bất thường ở vùng da bị bớt u máu.
Trẻ bị vết bớt rượu vang đỏ
Chàm đỏ ở trẻ sơ sinh là một triệu chứng của bớt đỏ, với các trường hợp bị tụ máu phẳng, kích thước nhỏ, tập trung ở những vùng da kín, không có biểu hiện chấn thương thì không cần đến can thiệp y khoa.
Tuy nhiên, nếu vết bớt đỏ có dấu hiệu lan rộng đến vùng da hở, ảnh hưởng đến chức năng thẩm mỹ như vết đỏ rượu vang thì ba mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được điều trị.
Vết bớt rượu vang ở trẻ sơ sinh thường có hình dạng chấm màu đỏ hoặc màu tím. Có đường kính từ vài mm đến vài cm, tổn thương da thường xuất hiện trên mặt trẻ và một số vùng da kín do quá trình rò rỉ mạch máu.
Vết bớt rượu vang có xu hướng sẫm màu hơn khi trẻ lớn lên và tự khỏi mà không cần điều trị. Trường hợp trẻ bị vết bớt ở mí mắt, ba mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được theo dõi và điều trị bổ sung. Do khi khởi phát ở vị trí này thường có biểu hiện bất thường ở não bộ nên cần được chẩn đoán nguy cơ chính xác.
Bớt nevi giãn mao mạch
Bệnh chàm đỏ ở trẻ sơ sinh thường dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng của bớt nevi giãn mao mạch. Nhiều người hay gọi bớt nevi là dấu cò mổ hay mảng màu cá hồi. Vết bớt xuất hiện do sự giãn rộng các mao mạch bên trong cơ thể bé.
Tương tự như vết chàm đỏ, bớt nevi xuất hiện ở mảng da nhỏ có màu đỏ hoặc màu nhạt hơn. Trong một số trường hợp, vết bớt hiện rõ hơn khi bé khóc.
Bớt nevi giãn mao mạch sẽ để lại trên da trẻ suốt đời. Ngoài ra tại vùng da bị giãn mao mạch sẽ hình thành lớp sừng dày, mẫn cảm hơn và dễ bị tổn thương bởi các tác động bên ngoài.
Các phương pháp chữa chàm đỏ ở trẻ sơ sinh
Các vết chàm đỏ đa phần lành tính, tuy nhiên sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng thẩm mỹ, đặc biệt là những trẻ có vết bớt đỏ trên mặt. Ngoài ra, vết chàm đỏ cũng gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, khiến sức khỏe trẻ bị suy giảm khiến trẻ chậm phát triển. Để tránh trường hợp bệnh tiến triển bạn nên áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp.
Dưới đây là một số phương pháp kiểm soát tình trạng bệnh chàm đỏ ở trẻ sơ sinh mà bạn có thể tham khảo:
Tận dụng các nguyên liệu thiên nhiên
Các thể bệnh chàm nói chung và chàm đỏ ở trẻ sinh thường khiến da bị khô ráp, nhạy cảm hơn, do đó bạn có thể tận dụng các nguyên liệu tự nhiên, lành tính, an toàn cho trẻ để khắc tình trạng chàm đỏ ở trẻ. Một số nguyên liệu được áp dụng phổ biến như:
Tinh dầu dừa
Các thành phần trong dầu dừa cung cấp độ ẩm cao và thường được sử dụng cải thiện các triệu chứng các bệnh lý ngoài da như viêm da, khô da, các thể chàm,…
Bên cạnh đó, dầu dừa còn cung cấp các vitamin và độ ẩm cần thiết cho làn da nhạy cảm của bé, giúp làm dịu da, mềm da giảm tình trạng ngứa ngáy. Bạn có thể sử dụng tinh dầu dừa thoa lên vùng da bị chàm đỏ của trẻ 2 lần/ ngày.
Biện pháp này chỉ áp dụng khi các mụn nước ở vết chàm đã vỡ. Trước khi dùng dầu dừa thoa lên da bé, bạn nên dùng muối biển để tẩy lớp tế bào chết trên da bé rồi dùng tinh dầu dừa để kích thích tái tạo lớp da non mới. Kiên trì thực hiện sẽ cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu và hạn chế tổn thương da lan rộng.
Sử dụng tinh dầu cám gạo
Trong tinh dầu cám gạo có chứa các dưỡng chất giúp kích thích tế bào da phát triển, đồng thời phục hỗ trợ phục hồi các tế bào da bị tổn thương.
Chuẩn bị:
- Một ít cám gạo
- Chén sứ
- Than
- Vài tờ giấy A4
Cách thực hiện:
- Đầu tiên, bạn dùng giấy A4 bịt kín chén sứ
- Cho cám gạo lên trên vùng thành chóp của chén
- Tiếp đó đặt một ít than hồng nhỏ ở phía trên
- Đợi cám gạo cháy đến khi gần mắt mặt giấy, khi đốt dầu cám gạo sẽ tiết ra và rơi xuống chén.
- Sau đó, bạn dùng tinh dầu này thoa lên vùng da bị tổn thương của bé
Lưu ý không để lớp giấy lót bị cháy, đồng thời không để cám gạo rơi xuống chén. Áp dụng thực hiện nhiều lần vết chàm đỏ của bé sẽ nhạt dần.
Dùng khoai tây
Trong khoai tây có các loại vitamin B1, B2 và các chất chống oxy hóa cao có công dụng đào thải các độc tố trên da, phục hồi và tái tạo các tế bào. Là một trong những nguyên liệu an toàn, lành tính giúp cải thiện bệnh chàm đỏ ở trẻ sơ sinh.
Trước khi thực hiện, bạn cần chuẩn bị khoai tây nguyên vỏ, rửa sạch và cắt lát, giã nát. Lọc lấy nước cốt khoai tây pha thêm một ít nước lọc rồi thoa lên vùng da bị chàm đỏ của bé. Nước khoai tây có tác dụng tẩy lớp tế bào chết, thúc đẩy hình thành lớp da mới. Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, ba mẹ nên kiên trì thực hiện mẹo chữa này.
Sử dụng thuốc Tây điều trị
Đối với trẻ sơ sinh bị bệnh chàm đỏ có các dấu hiệu bất thường ở vùng da bị tổn thương, ba mẹ nên chủ động đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ tiến hành thăm khám và sử dụng các loại thuốc điều trị phù hợp.
- Trường hợp bệnh chàm đỏ ở mức độ nhẹ: Thông thường bác sĩ sẽ chỉ định một số thuốc chống dị ứng và hướng dẫn các biện pháp vệ sinh vùng da bị chàm đỏ cho bé, các loại sữa tắm, sản phẩm chống viêm, kháng khuẩn phù hợp với tình trạng của trẻ. Các chuyên gia thường khuyến khích sử dụng sữa tắm Cetaphil cho trẻ bị viêm da, trong đó có bệnh chàm đỏ.
- Trường hợp bệnh chàm đỏ ở mức độ nghiêm trọng: Khi vết chàm đỏ trên da bé có dấu hiệu lan rộng, xuất hiện các vết loét. Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán, xét nghiệm để nhận định chính xác tình trạng bệnh lý. Dựa vào mức độ nghiêm trọng và độ tuổi của bé mà bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng các loại thuốc điều trị phù hợp như các loại thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh, thuốc chứa corticoid,…
Bên cạnh các loại thuốc điều trị, chàm đỏ ở trẻ sơ sinh còn có những liệu pháp điều trị công nghệ cao. Tùy vào trường hợp bệnh lý, kích thước vết chàm đỏ mà bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp quang trị liệu, phẫu thuật thẩm mỹ, chiếu tia laser,…Để phục hồi chức năng của làn da.
Ba mẹ lưu ý tránh tự ý sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da cho trẻ vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như bỏng da, teo da, bội nhiễm khiến tình trạng bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng đến quá trình điều trị về sau.
Trường hợp vết bớt có lông, bạn không nên cạo vì khi cạo lông trên vết bớt sẽ mọc nhanh hơn cứng hơn, gây khó chịu cho bé.
Các biện pháp kiểm soát bệnh chàm đỏ ở trẻ sơ sinh
Bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bạn nên lưu ý các biện pháp chăm sóc da cho bé khi bị chàm đỏ để kiểm soát tình trạng bệnh hỗ trợ quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất.
- Thường xuyên cắt móng tay, móng chân, mang bao tay cho bé hạn chế tình trạng bé chà xát, cào gãi lên vùng da bị thương khiến da bị viêm nhiễm và có nguy cơ bị nhiễm trùng.
- Tránh để làn da nhạy cảm của trẻ tiếp xúc với các tác nhân có nguy cơ gây kích ứng như chất tẩy rửa trong bột giặt, xà phòng, côn trùng, các sản phẩm chăm sóc da chứa chất tẩy rửa cao, kim loại, phấn hoa, lông động vật, khói bụi ô nhiễm,…
- Trẻ sơ sinh cần được bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời, do đó mẹ nên tránh các thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng cao như hải sản, sữa bò, đậu phộng, đậu nành,…Nhằm đảm bảo nguồn sữa an toàn cho bé.
- Khi đưa trẻ ra ngoài trời, bạn nên bôi kem chống nắng cho trẻ trước 30 phút để bảo vệ da tránh khỏi các tia UV gây hại. Ba mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn kem chống nắng phù hợp với tình trạng da của bé.
- Nên đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra khi các triệu chứng bệnh chàm đỏ mới bùng phát để được xác định chính xác tình trạng bệnh, để bác sĩ áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp cho từng trường hợp bệnh.
Các biểu hiện của bệnh chàm đỏ ở trẻ sơ sinh thường khiến ba mẹ lo lắng, tuy nhiên hiện tượng ngoài da này tương đối lành tính. Và khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở khu vực da bị tổn thương phụ huynh không nên chủ quan. Việc trang bị các kiến thức về bệnh chàm đỏ ở trẻ sơ sinh sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả, đồng thời đảm bảo sự phát triển toàn diện ở trẻ