Viêm da cơ địa có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể, trong đó vùng mặt, lưng và cánh tay là phổ biến nhất. Viêm da cơ địa ở tay gây ra nhiều ra nhiều khó chịu cho người bệnh, thậm chí các triệu chứng có thể nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời. Bài viết sau đây sẽ thông tin chi tiết đến bạn đọc nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị tình trạng này.
Viêm da cơ địa ở tay là gì?
Bệnh viêm da cơ địa ở tay là một bệnh lý viêm da mãn tính, đi kèm với đó là những tổn thương dai dẳng, dễ tái phát trong năm hoặc theo người người bệnh đến suốt cuộc đời. Đặc trưng của căn bệnh này đó là xuất hiện những tổn thương trên da như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, sần sùi, tróc vảy sừng trên da.
Do tay là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng như xà phòng, chất tẩy rửa, đất cát, bụi bẩn, nấm mốc, mủ thực vật,…. nên bệnh viêm da cơ địa có xu hướng phát triển tại khu vực này nhiều hơn những bộ phận khác trên cơ thể.
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó trẻ em có xu hướng mắc bệnh nhiều hơn người lớn. Đa phần người bệnh đều bị viêm da cơ địa từ khi còn nhỏ, sau đó có thể giảm dần ở tuổi trưởng thành. Do đây là căn bệnh xuất phát từ “cơ địa” nên người bệnh chỉ có thể khắc phục và phòng ngừa chứ không thể điều trị bệnh dứt điểm.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm da cơ địa ở tay
Hiện vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh viêm da cơ địa ở tay là gì. Thế nhưng các nhà khoa học đã chỉ ra một số yếu tố có khả năng làm bùng phát bệnh, bao gồm:
- Yếu tố di truyền: 60% những người bị viêm da cơ địa đều do được di truyền từ ông bà, cha mẹ hoặc những người có cùng huyết thống.
- Tiếp xúc với các chất dị nguyên: Chất tẩy rửa mạnh, hóa chất, nhựa cây, mỹ phẩm, lông động vật,… đều là những chất kích thích làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh.
- Môi trường ô nhiễm: Khói bụi, bụi bẩn, hóa chất công nghiệp, khí thải từ xe cô,… cũng là nguyên nhân gây bệnh da liễu, trong đó có viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng, viêm da cơ địa,…
- Thời tiết hanh khô: Thời tiết lạnh, hanh khô, ngồi lâu trong phòng điều hòa,… cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh viêm da cơ địa ở tay. Bởi nó sẽ khiến da bị khô ráp, mất nước, dễ nhạy cảm với các dị nguyên.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da cơ địa ở tay
Bệnh viêm da cơ địa ở tay thường khởi phát và diễn biến qua nhiều mức độ và giai đoạn khác nhau. Tùy từng giai đoạn mà người bệnh sẽ có những triệu chứng điển hình riêng, cụ thể như sau:
Giai đoạn cấp tính:
- Bàn tay người bệnh nổi các nốt ban đỏ hình tròn, mọc khu trú thành từng mảng.
- Vùng da nổi ban có ranh giới rõ ràng, cộm lên, đi kèm với mụn nước nhỏ li ti.
- Bề mặt da sần sùi, thô ráp, không có vảy sừng.
- Người bệnh cảm thấy ngứa ngáy âm ỉ kéo dài, nếu gãi sẽ thấy có dịch tiết chảy ra.
- Nguy cơ bội nhiễm ở giai đoạn này là rất cao nếu không được chăm sóc đúng cách.
Giai đoạn bán cấp:
- Người bệnh sẽ xuất hiện những cơn ngứa ngáy kèm đau nhức tại vùng khớp tay.
- Bề mặt da khô ráp, bị nứt nẻ và xuất hiện các nốt sừng cứng.
Giai đoạn mãn tính:
- Những tổn thương bắt đầu tạo thành lớp sừng dày, mảng lichen hóa, sẫm màu, khô da, nứt nẻ.
- Trẻ nhỏ bị mắc phải căn bệnh này sẽ có dấu hiệu khó chịu, quấy khóc, biếng ăn, ngủ ít.
Cách chữa viêm da cơ địa ở tay
Hiện nay có khá nhiều cách trị viêm da cơ địa ở ngón tay, bàn tay như sử dụng thuốc Tây y, Đông y và một số bài thuốc dân gian. Tuy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh và khả năng đáp ứng thuốc mà bạn có thể lựa chọn một phương pháp điều trị phù hợp.
Cách điều trị viêm da cơ địa ở tay bằng thuốc Tây y
Đây là cách chữa viêm da cơ địa ở tay phổ biến nhất được nhiều người áp dụng đầu tiên khi bị bệnh. Trong trường hợp tổn thương da ở mức độ trung bình và nghiêm trọng, người bệnh có thể được bác sĩ chuyên khoa chỉ định sử dụng một số loại thuốc trị viêm da cơ địa sau:
- Thuốc kháng histamine H1: Một số thuốc được dùng phổ biến là Triamcinolon acetonid, Dexamethason, Clobetasol,… có tác chống dị ứng, giảm ngứa ngáy, sưng đỏ, chống phù nề trên da.
- Thuốc ức chế miễn dịch Calcineurin: Loại thuốc này có tác dụng làm dịu da, phục hồi tổn thương và ngăn ngừa các vết thương lan rộng sang vùng da lành khác. Tuy nhiên, các thuốc ức chế miễn dịch đều làm tăng mức độ nhạy cảm của da với tia UV. Vì vậy trong thời gian sử dụng thuốc cần chú ý bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời.
- Thuốc làm ẩm da: Các loại thuốc như Mimyx, Aquaphor và Petrolatum có tác dụng làm mềm và hạn chế mất nước ở da, giúp da trở nên mềm mịn và giảm ngứa.
- Corticoid bôi ngoài da: Đây là nhóm thuốc được dùng để chữa bệnh viêm da cơ địa ở tay khá phổ biến, có tác dụng chống dị ứng và giảm viêm hiệu quả. Tuy nhiên thuốc này nếu sử dụng lâu dài có thể gây teo da, rậm lông, tăng nguy cơ nhiễm trùng,… Vì vậy, người bệnh chỉ nên sử dụng trong thời gian dưới 2 tuần.
- Thuốc kháng sinh: Trường hợp da có dấu hiệu viêm nhiễm, bội nhiễm, người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng sinh để ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn.
- Thuốc uống: Với trường hợp người bệnh bị viêm da cơ địa ở mức độ nghiêm trọng, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định thêm cho bạn một số loại thuốc dạng uống như: Corticoid, kháng sinh, giảm đau, kháng histamin,… để kết hợp điều trị.
Áp dụng mẹo dân gian
Trong trường hợp người bệnh viêm da cơ địa ở tay ở mức độ nhẹ, mới khởi phát, phạm vi tổn thương nhỏ, hoàn toàn có thể áp dụng một số bài thuốc chữa viêm da cơ địa tại nhà như sau:
- Ngâm nước muối ấm: Nước muối ấm có tác dụng giảm ngứa ngáy, làm dịu các vết tổn thương, kháng viêm, diệt khuẩn, giữ ẩm, giúp làm mềm da, giảm tình trạng ngứa ngáy, sưng đỏ trên da. Bạn chỉ cần ngâm tay vào chậu nước muối khoảng 10 phút, sau đó lau khô da bằng khăn bông mềm. Mỗi ngày thực hiện 1-2 lần là được.
- Chườm đá lạnh: Đây cũng là một cách giúp làm dịu cơn ngứa ngáy khá hiệu quả. Người bệnh dùng túi chườm đá đắp lên da trong khoảng 15 – 20 phút để làm co mạch máu, giúp giảm bớt tình trạng sưng viêm và đau nhức.
- Sử dụng tinh dầu tự nhiên: Sử dụng 1 – 2 giọt tinh dầu nhiên thoa lên vùng da bị tổn thương, massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất thấm sâu vào da, giúp giảm tình trạng khô da, bong tróc da, ngăn ngừa nứt nẻ, hạn chế thâm sẹo. Mỗi ngày có thể dùng 2-3 lần, sử dụng liên tục cho đến khi bệnh được cải thiện.
- Dùng gel nha đam: Gel nha đam có tác dụng làm dịu da, hỗ trợ tăng cường hồi phục tế bào da hư tổn, giảm khô ráp và ngứa ngáy cho người bệnh. Bạn hãy lấy phần thịt gel trong suốt bên trong đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Kiên trì sử dụng mỗi ngày 1 lần để làm giảm tình trạng kích ứng, viêm ngứa.
- Dùng nước lá trà xanh: Lá trà xanh có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, giảm ngứa ngáy rất tốt. Người bệnh có thể chữa viêm da cơ địa ở tay bằng cách đun sôi 1 nắm lá trà xanh với 1 lít nước. Khi nước nguội bớt có thể dùng nước này để tắm, ngâm rửa vùng da bị viêm hàng ngày để giảm ngứa.
Chữa bệnh bằng thuốc Đông y
Chữa viêm da cơ địa bằng Đông y không chỉ chú trọng cải thiện các triệu chứng của bệnh mà còn tác động đến căn nguyên gốc rễ, giúp điều hòa khí huyết và bồi bổ sức khỏe. Một số bài thuốc Đông y người bệnh có thể tham khảo sử dụng như sau:
Bài thuốc Tiêu độc thang
Bài thuốc Tiêu độc thang sử dụng các loại thảo dược có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và bồi bổ khí huyết, thích hợp sử dụng cho những người bị viêm da cơ địa ở giai đoạn cấp tính. Đồng thời hỗ trợ điều trị các vấn đề da liễu khác như mề đay mẩn ngứa, mụn nhọt, chốc lở.
Vị thuốc gồm có bồ công anh, sài đất, cam thảo dây, thương nhĩ tử và kim ngân dây. Người bệnh rửa sạch dược liệu, sau đó cho vào ấm và sắc kỹ. Chia nước thành 2-3 lần và uống hết trong ngày.
Bài thuốc Tiêu phong tán
Bài thuốc Tiêu phong tán thường được áp dụng trong điều trị bệnh viêm da cơ địa cấp tính với các triệu chứng như da viêm đỏ, nổi nhiều mụn nước, rỉ dịch, phù nề, ngứa ngáy và đau rát. Bài thuốc này có tác dụng trừ thấp, thanh nhiệt, giải độc, chống ngứa. Ngoài ra, bài thuốc này còn được dùng để chữa các dạng chàm eczema khác như chàm đồng tiền, viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, chàm tổ đỉa,…
Bài thuốc được bào chế bởi các dược liệu thổ phục linh, bồ công anh, kim ngân hoa, rau má, sài đất, thương truật và sinh địa, cam thảo, tri mẫu, ngưu bàng tử, phòng phong, thạch cao, khổ sâm, đương quy và kinh giới, thuyền thoái. Người bệnh rửa sạch tất cả dược liệu trên, sau đó sắc với 700ml nước đến khi còn lại một nửa thì tắt bếp. Đem nước sắc chia thành 2 – 3 lần và uống hết trong ngày.
Bài thuốc Kinh phòng bại độc tán
Kinh phòng bại độc tán là bài thuốc có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, tán phong và trừ thấp. Ngoài tác dụng chữa viêm da cơ địa, thuốc còn có tác dụng hỗ trợ giảm mề đay mãn tính, viêm da nhiễm khuẩn, viêm da dị ứng và một số thể chàm eczema khác.
Vị thuốc này bao gồm phòng phong, chỉ xác, khương hoạt, bạch tiên bì, liên kiều, hoàng liên, hoàng cầm, xuyên khung, kinh giới, độc hoạt và sài hồ, bồ công anh, ngân hoa, phục linh, cát cánh, cam thảo, thuyền thoái, khô sâm. Người bệnh đem các vị thuốc trên sắc uống mỗi ngày 1 thang. Trong thời gian dùng thuốc, bạn nên hạn chế tiếp xúc với không khí lạnh và các loại thức ăn có tính hàn như tôm cua, mực, cá.
Bài thuốc Thanh dinh thang
Bài thuốc Thanh dinh thang sử dụng các thảo dược có tác dụng ngăn ngừa dị ứng và thanh nhiệt, giúp trừ thấp nhiệt, dưỡng âm và bồi bổ khí huyết. Bài thuốc thường được sử dụng cho những trường hợp bị viêm da cơ địa do dị ứng với thức ăn, bụi bẩn, lông chó mèo, không khí lạnh hoặc do uống quá nhiều rượu bia khiến độc tố tích tụ trong gan, gây kích ứng và tổn thương da.
Chuẩn bị các vị thuốc bao gồm trúc diệp, hoàng liên, liên kiều, đan sâm, dây ngân hoa, phù bình, tang bạch bì, mạch đông, rau má, sài đất, đảng sâm, thương nhĩ tử và đơn tướng quân. Rửa sạch các dược liệu trên và sắc uống mỗi ngày 1 thang. Thực hiện liên tục trong vòng ít nhất 2 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang
Bài thuốc Đông y này được nghiên cứu và bào chế từ bài thuốc của người Tày và bài thuốc Trợ tạng bì của Danh y Hải Thượng Lãn Ông. Bao gồm 3 bài thuốc nhỏ đó là:
- Thuốc uống: Thành phần gồm có thổ phục linh, bạch linh, đan sâm, quế chi, kê huyết đằng, dạ dao đằng, sa sâm. Thuốc có công dụng giúp điều trị căn nguyên bên trong, giải độc, tiêu viêm, chống dị ứng, ổn định cơ địa. Người bệnh nên uống mỗi ngày 2 lần, sau bữa ăn 30 phút.
- Thuốc ngâm rửa: Bao gồm các loại dược liệu như khổ sâm, đơn đỏ, hoàng liên, sài đất, xuyên tâm liên… Có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm, khoanh vùng tổn thương ngoài da. Người bệnh đun với nước và ngâm rửa vùng tổn thương mỗi ngày 1 lần.
- Thuốc bôi: Bao gồm các thành phần như sa đằng từ, hồng hoa, kim ngân hoa, đương quy. Bài thuốc bôi này có công dụng giúp làm lành các tổn thương trên da, tái tạo và chăm sóc da từ bên trong. Mỗi ngày bạn chỉ cần bôi thuốc 2 lần vào buổi sáng và tối. Kết hợp với thuốc uống và thuốc ngâm rửa, sau khoảng 2-3 tháng bệnh sẽ có những chuyển biến tích cực.
Những lưu ý khi điều trị bệnh viêm da cơ địa tại nhà
Viêm da cơ địa ở tay là căn bệnh da liễu mãn tính, kéo dài, nên người bệnh cần chuẩn bị tâm lý điều trị lâu dài. Ngoài việc dùng thuốc để điều trị, người bệnh cũng cần chủ động điều chỉnh thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng phù hợp. Dưới đây là một số lưu ý để chăm sóc và ngăn ngừa bệnh hiệu quả hơn:
- Thường xuyên tắm rửa, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhất là sau khi cơ thể tiếp xúc với hóa chất, bụi bẩn, nguồn nước bẩn,…
- Giữ cơ thể khô thoáng vì môi trường ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và phát triển.
- Cung cấp độ ẩm cho da bằng cách uống 2 – 2,5 lít nước/ngày kết hợp với bôi kem dưỡng ẩm. Đặc biệt là khi thời tiết hanh khô bạn nên bôi kem dưỡng ẩm da tay 2 – 3 lần/ngày.
- Sử dụng găng tay khi tiếp xúc với hóa chất như: Nước tẩy, bột giặt, dầu rửa bát,… để bảo vệ da.
- Bổ sung thêm nhiều các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất vào thực đơn hàng ngày như: Rau xanh, trái cây tươi, các loại hạt, ngũ cốc, dầu thực vật… để hệ tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tái phát.
- Nên tắm bằng nước ấm từ 37-40 độ C, không nên tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh, khi tắm xong nên dùng khăn khô để lau khô người trước khi mặc quần áo.
- Sử dụng sữa tắm, sữa rửa mặt dịu nhẹ, không gây kích ứng, phù hợp cho làn da nhạy cảm.
- Không gãi ngứa, tránh tình trạng cào gãi lên vết thương gây trầy xước, nhiễm trùng da, điều này sẽ khiến bệnh khó điều trị hơn.
- Giữ vệ sinh nhà cửa, nơi làm việc, hạn chế tiếp xúc với những yếu tố dễ gây phản ứng dị ứng như bụi bẩn, phấn hoa, lông thú nuôi, nguồn nước bị ô nhiễm, hóa chất bào mòn da,…
Trên đây là một số thông tin hữu ích về bệnh viêm da cơ địa ở tay. Mặc dù đây không phải là một căn bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó lại có xu hướng kéo dài, hay tái phát, gây mất thẩm mỹ khiến người bệnh cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp. Vì vậy, bạn nên chủ động thăm khám và điều trị bệnh từ sớm, giúp ngăn chặn nguy cơ bị bội nhiễm, nhiễm trùng huyết và biến dạng móng tay.