Hắc lào hay còn gọi là lác đồng tiền, nấm da, đây là căn bệnh da liễu tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu và bứt rứt. Nếu người bệnh chủ quan trong việc điều trị thì bệnh rất dễ tiến triển thành thể mãn tính. Khi gặp điều kiện thuận lợi bệnh sẽ lại tái phát và gây ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh.
Bị hắc lào có nguy hiểm không – Ý kiến từ chuyên gia
Trong các bệnh về da liễu đối với các quốc gia có điều kiện thời tiết nhiệt đới gió mùa nóng ẩm như Việt Nam, bệnh hắc lào thuộc nhóm bệnh phổ biến nhất do vi nấm có tên là Dermatophytes tấn công lên hệ thống biểu bì da, móng.
Hắc lào có hình dạng đồng xu, triệu chứng hắc lào gây ngứa, rát của hắc lào sẽ trở nên đặc biệt khó chịu vào mùa hè do cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi hay khi ta vận động quá nhiều.
Vậy bệnh hắc lào có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia về da liễu, mức độ nguy hiểm của bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Theo ý kiến từ Bác sĩ dược khoa Michelle Pilar Tellado thuộc Hệ thống sức khỏe trẻ em Nemours, vi nấm hắc lào không quá nguy hiểm vì chúng tồn tại rất nhiều quanh cuộc sống của chúng ta. Chỉ tới khi gặp môi trường thích hợp chúng mới phát triển và diễn tiến thành bệnh. Khi phát triển hắc lào khá phức tạp và khó chữa và cũng phải tùy vào diễn tiến, biến chứng của bệnh để đánh giá sự nguy hiểm.
Hắc lào kéo dài có thể gây một số biến chứng như:
Hắc lào mãn tính, bội nhiễm
Hắc lào bội nhiễm có thể dễ dàng xảy ra ở các bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch như mắc phải các bệnh HIV/AIDS, ung thư bạch cầu, virus viêm gan hoặc những bệnh nhân đang điều trị ung thư bằng xạ trị, hóa trị.
Ở trường hợp ít hơn là do thói quen vệ sinh, môi trường sinh sống hoặc do gãi quá nhiều khiến bội nhiễm xảy ra.
Bội nhiễm được cho là một diễn tiến xấu của bệnh khi thời gian hồi phục lâu hơn, cơ thể có khả năng bị nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu. Nếu xét tới đây, hắc lào có thể đánh giá là bệnh nguy hiểm.
Bội nhiễm do các vi khuẩn, virus, nấm khác cùng tấn công vào biểu bì da đặc biệt tại vùng da đang bị hắc lào gây gia tăng mủ, lở loét thậm chí hoại tử da.
Khi xảy ra trường hợp hắc lào bội nhiễm, cần rất nhiều thời gian để điều trị và phải điều trị bội nhiễm cũng như các biến chứng của bội nhiễm trước rồi mới xử lý tới hắc lào.
Gây căng thẳng kéo dài
Dù không gây ra ảnh hưởng trực tiếp nhưng ta không thể phủ nhận việc hắc lào có thể gây ra những tác động tiêu cực tới tâm lý người bệnh. Trước hết, sự ngứa ngáy vô cùng khó chịu của hắc lào có thể dẫn tới tình trạng mất ngủ, người bệnh không thể ngủ sâu.
Điều này rất có hại cho cơ thể và khiến đầu óc cũng như các cơ quan nội tạng trong cơ thể không được nghỉ ngơi, manh nha việc hình thành stress đặc biệt là đối với phụ nữ đang mang thai hay những người có tâm lý bất ổn định.
Không chỉ vậy, hắc lào cũng gây ra sự mất tập trung trong công việc, đời sống do sự khó chịu, mệt mỏi từ việc thiếu ngủ hoành hành. Chất lượng cuộc sống và công việc có thể cùng xấu đi và gây ra thêm những áp lực cho người bệnh.
Chưa kể rằng, những vết hắc lào rất xấu xí, nếu lan rộng ra thì khá mất thẩm mỹ và khả năng lây lan của bệnh khiến nhiều người phải tránh tiếp xúc gần với người bệnh.
Điều này khiến cho người bệnh trở nên tự ti và cảm giác bị cô lập, xa lánh. Như vậy hắc lào vẫn có thể tác động gián tiếp tới tâm lý người bệnh và có thể đẩy người bệnh phải đối mặt với stress.
Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
Hắc lào vùng kín có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản do xuất hiện tình trạng nhiễm trùng. Vùng kín là bộ phận ẩm ướt, tối, kín trở thành nơi cư ngụ đắc địa của khá nhiều vi khuẩn, nấm và hắc lào cũng không ngoại lệ.
Khu vực này có khả năng nhiễm trùng cao hơn rất nhiều lần so với các vùng da khác như tay chân, lưng, ngực đặc biệt với ai thường xuyên quan hệ tình dục không an toàn hay không vệ sinh sạch sẽ.
Khi bị hắc lào bội nhiễm tại khu vực này, các cơ quan trong hệ thống sinh dục sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều và hoàn toàn có khả năng gây vô sinh nếu không được điều trị kịp thời.
Các biện pháp điều trị và phòng ngừa hắc lào
Để kết luận hắc lào thường có thể điều trị tận gốc không gây nguy hiểm cho chúng ta, hắc lào chỉ gây nguy hiểm khi ta không chữa trị kịp thời dẫn tới những trường hợp xấu.
Chính vì vậy, ta cần phải quan tâm hơn tới vấn đề điều trị, phòng ngừa hắc lào để ta luôn khống chế được bệnh lý này.
Điều trị hắc lào hiệu quả
Để điều trị hắc lào ta có thể sử dụng các phương pháp Tây Y, Đông Y và mẹo chữa dân gian. Tuy nhiên việc chữa trị này phải có sự hỗ trợ và tư vấn của bác sĩ có chuyên môn.
Người bệnh không tự ý thực hiện vì có nguy cơ cao dẫn tới biến chứng.
Theo phương pháp Tây y: Phương pháp điều trị Tây y được chia theo 3 giai đoạn chữa như sau:
- Giai đoạn bệnh nhẹ: Sử dụng kem bôi ngoài da loại diệt nấm nhẹ, có thể không cần chứa corticoid. Thuốc có tác dụng sau khoảng 5 – 7 ngày bôi.
- Giai đoạn bệnh đã phát triển và có dấu hiệu lan rộng: Sử dụng các loại thuốc bôi, thuốc uống trị nấm đặc trị trong thời gian và sau thời gian bị bệnh. Thời gian điều trị từ 3 tháng tới 1 năm tùy vào tình hình bệnh và cơ địa của bệnh nhân. Các loại thuốc trị hắc lào tham khảo: ketoconazole, monistat-derm, lamisil,…
- Giai đoạn bệnh biến chứng: Trường hợp bệnh biến chứng thành bội nhiễm phải dùng thêm kháng sinh, kháng viêm, kháng histamin, giảm đau,… tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Khi cải thiện được tình trạng bội nhiễm thì mới có thể chuyển sang điều trị hắc lào. Thời gian trị bệnh có thể kéo dài do đặc tính khó chữa của hắc lào biến chứng.
Theo phương pháp Đông y: Bài thuốc Đông y khá lành tính và phải thực hiện trong thời gian dài mới thấy được hiệu quả. Ta có thể tham khảo bài thuốc uống Kim thị tiêu ngân giải độc kết hợp với thuốc bôi Hồng phấn cao như sau:
- Nguyên liệu thuốc uống: Thủy ngưu giác phiến (bột sừng trâu)30g, Tảo hưu (rễ cây Thảo hà sa) 30g, Tử hoa địa đinh 30g, Xích thược 20g, Bạch tiễn bì 30g, Toàn yết (bọ cạp rừng) 6g, Bản lam căn 25g, Kim ngân hoa 15g, Địa hoàng 30g, Khổ sâm 10g, Thổ phục linh 30g, Vỏ vông nem 12g.
- Nguyên liệu thuốc bôi: 6g hồng phấn dạng bột, 30g cao ngọc hoàng.
Cách thực hiện: Rửa sạch và sắc các nguyên liệu thành thuốc. Đối với thuốc bôi thì trộn hai nguyên liệu lại là được.
Lưu ý: Vệ sinh sạch sẽ vết hắc lào bằng nước muối NaCl 0.9 hoặc nước muối pha loãng rồi thoa Hồng Phấn cao đồng thời uống bài thuốc đã chuẩn bị 2 lần mỗi ngày.
Theo phương pháp chữa trị dân gian: Sử dụng cây so đũa, lá trầu không, nhựa gáo dừa, dầu dừa, lát chuối xanh để bôi vào các vùng bị hắc lào. Ngoài ra còn có thể dùng kem đánh răng không chứa hạt tinh thể trong trường hợp không kịp dùng thuốc Tây.
Mỗi ngày bôi hai lần sáng tối vào vùng da bị bệnh sau khi đã vệ sinh sạch sẽ trong suốt thời gian bị bệnh. Đối với phương pháp này chỉ nên sử dụng đối với trường hợp bệnh hắc lào nhẹ và có thể có tác dụng sau 2 tuần thực hiện.
Cách phòng ngừa bệnh hắc lào
Để phòng ngừa bệnh hắc lào, chúng ta nên thực hiện những nếp sống sau đây:
- Luôn giữ cơ thể sạch sẽ, khô ráo, tránh ra nhiều mồ hôi. Nếu cơ thể ra mồ hôi cần thấm khô trước rồi tắm sạch sẽ.
- Không mặc chung quần áo, nằm chung chăn màn với nhiều người.
- Luôn lựa chọn loại giày, quần áo thông thoáng.
- Tạo thói quen đi dép trong nhà không đi chân trần đặc biệt tại khu vực sinh hoạt đông người.
- Luôn chú trọng tới vấn đề dinh dưỡng, ăn uống lành mạnh để đảm bảo hệ miễn dịch vận hành trơn tru.
- Không tiếp xúc quá gần với người bệnh và đặc biệt không chạm vào vết hắc lào trên cơ thể người bệnh.
Vậy để chốt lại cho câu hỏi hắc lào có nguy hiểm không, đây không hẳn là bệnh nguy hiểm nếu được chữa trị sớm. Tuy nhiên, khi biến đổi sang hắc lào lâu năm hay hắc lào bội nhiễm thì bệnh trở nên rất khó chữa và tồn tại nhiều nguy cơ gây tổn hại cho cơ thể.
Chúng ta hãy đặc biệt quan tâm tới vấn đề vệ sinh cá nhân và phòng tránh bệnh. Bên cạnh đó, bệnh không thể tự hết chính vì vậy hãy điều trị ngay khi bệnh chưa quá trầm trọng!