Khi mang thai, hệ miễn dịch trong cơ thể bị suy giảm khiến bà bầu rất dễ mắc phải các bệnh da liễu, trong đó có hắc lào. Bà bầu bị hắc lào thường có dấu hiệu nổi mẩn đỏ, phồng rộp, ngứa ngáy khiến mẹ bầu cảm thấy vô cùng khó chịu, nặng nề. Nếu không điều trị kịp thời rất dễ bị nhiễm trùng da. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu về căn bệnh này cũng như phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Nguyên nhân bà bầu bị hắc lào
Bệnh hắc lào (lác đồng tiền) nói chung là một bệnh lý rất phổ biến do vi nấm gây nên. Những tế bào vi nấm Dermatophytes rất nhỏ, không thể tự quan sát bằng mắt thường được.
Vì thế, chúng ta thường không hề biết bản thân mình bị nhiễm nấm cho đến khi chúng bộc phát trực tiếp lên da.
Bệnh hắc lào có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và đối tượng khác nhau, tuy nhiên theo ghi nhận thực tế rằng bệnh thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, người già hoặc phụ nữ mang thai.
Nguyên nhân chủ yếu là do nhóm đối tượng này có hệ miễn dịch kém, phản ứng chậm với các kích thích đột ngột từ bên ngoài tác động và không có khả năng đào thải tác nhân có hại.
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra được, vi nấm gây bệnh hắc lào có khả năng lây truyền thông qua việc tiếp xúc kề da như ôm hôn, ngủ chung, bắt tay, dùng chung đồ,…
Ngoài ra, nếu mẹ bầu thường tắm ở những hồ bơi công cộng, sử dụng chung đồ với người đang bị hắc lào thì nguy cơ rất cao cũng sẽ bị nhiễm bệnh. Hay nói cách khác, đây là khởi nguồn của bệnh hắc lào ở phụ nữ mang thai.
Thông thường, hệ miễn dịch sẽ hoạt động để ngăn chặn sự xâm nhập của vi nấm có hại, dù vậy một số nguyên nhân sau sẽ làm giảm chức năng hoạt động của miễn dịch và làm gia tăng nguy cơ nhiễm hắc lào:
- Thời tiết thay đổi bất thường, nóng nực hoặc ẩm thấp.
- Môi trường sống và làm việc có nhiều sự ô nhiễm tác động.
- Vệ sinh cá nhân kém, mặc lại đồ mà không giặt sạch,…
- Các tuyến mồ hôi hoạt động nhiều.
- Có tiếp xúc hoặc ngủ cùng với vật nuôi đang bị hắc lào hay có hiện tượng rụng lông.
- Mặc quần áo quá bó sát, không thấm hút mồ hôi, cọ xát vào da khiến da tổn thương,…
Dấu hiệu nhận biết phụ nữ mang thai bị hắc lào
Thông thường khi mới bắt đầu xuất hiện hắc lào, những vết thương hình tròn nhỏ có màu đỏ với kích thước khác nhau sẽ mọc tập trung tại những vùng da bị bí hơi như đùi, bẹn, nách, lưng,…
Nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời, hắc lào sẽ dần lan rộng và có nguy cơ ảnh hưởng đến toàn cơ thể.
Vì thế, mẹ bầu nên hết sức theo dõi những thay đổi của cơ thể dù là nhỏ nhất, từ đó phát hiện sớm bệnh hắc lào và ngăn chặn chúng phát triển thêm. Một số biểu hiện dễ nhận biết bệnh như sau:
Biểu hiện đầu tiên thường thấy khi bị hắc lào là tình trạng da bị ngứa ngáy. Bởi vì vi nấm tiết ra các độc tố gây da bị kích ứng, mẹ bầu lúc nào cũng muốn gãi nhưng càng gãi thì ngứa càng lan rộng hơn.
Đặc biệt, các vi nấm thường hoạt động mạnh mẽ hơn, tạo ra nhiều chất tiết và khiến mẹ bầu ngứa đến độ mất ngủ.
Bởi vậy nếu phụ nữ mang thai gặp phải hắc lào vào mùa thời tiết nóng bức, khô hanh thì tình trạng ngứa càng trở nên trầm trọng. Triệu chứng này gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, sức khỏe và tâm lý người bệnh.
- Xuất hiện các vết tròn đỏ
Sau khi nấm Dermatophytes gây bệnh ở cơ thể, chúng sẽ gây hình thành những tổn thương ở dưới dạng những vết đỏ mẩn lên.
Chúng có hình dạng tròn hoặc oval giống như đồng xu nên còn được gọi với cái tên khác là nấm đồng xu. Khi tổn thương nặng hơn, những vết nấm tròn mọc dày đặc và chồng lên nhau.
- Nổi mụn nước li ti
Ngoài tình trạng ngứa ngáy khó chịu thì xong quanh các đốm nấm đồng xu còn có thể xuất hiện mụn nước nhỏ. Dưới sự cọ xát chúng có thể vỡ ra, đóng vảy cứng khô trắng, có thể hình thành sẹo.
Bà bầu bị hắc lào có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Bệnh hắc lào tuy không bị liệt vào căn bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không được điều trị kịp thời, những đốm hắc lào có thể lan rộng ra toàn bộ cơ thể.
Ngoài ra, chúng có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với da.
Bệnh hắc lào khi xuất hiện ở phụ nữ mang thai sẽ mang đến một số những tác hại như sau:
- Ảnh hưởng đến tâm sinh lý
Những nốt tròn đỏ do hắc lào gây ra trên da có thể ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống cũng như làm mất thẩm mỹ rất nhiều.
Đặc biệt là khi bị hắc lào ở các vùng da mặt, da tay chân, da cổ,… hay một số vùng da khác thì mẹ bầu luôn cảm thấy tự ti khi đi ra ngoài đường, không dám đối diện với mọi người.
- Có thể để lại sẹo
Khi bị nấm đồng xu lâu kèm theo các nốt mụn nước, khi lành chúng hoàn toàn có thể để lại sẹo. Những vết sẹo xấu với hình dạng khác nhau, khó có thể lành lại được đặc biệt là đối với các mẹ có cơ địa sẹo lồi.
Nếu mẹ bầu bị hắc lào ở vùng háng, vùng kín thì có nguy cơ sẽ bị viêm nhiễm phụ khoa cực kỳ cao. Do bộ phận sinh dục của phụ nữ thường mở, luôn ẩm ướt và kín dẫn đến nấm dễ dàng trú ngụ và gây bệnh hơn so với bình thường.
- Dẫn đến bội nhiễm
Bị hắc lào lâu không khỏi, nguy cơ dẫn đến bội nhiễm là cực kỳ cao bởi vùng da bị tổn thương rất dễ bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, bởi vì ngứa ngáy nhiều mẹ có thói quen dùng tay gãi mạnh lên những vùng da bị ngứa làm cho hắc lào càng lây lan.
Khi gặp bội nhiễm, mẹ bầu sẽ có thể cảm nhận được ngay thông qua các dấu hiệu như lở loét, xuất hiện mủ trên vết thương, chảy dịch vết thương,…
Vậy mẹ bầu khi bị hắc lào có ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng? – Xét theo khoa học, hắc lào chỉ là căn bệnh ngoài da vì thế chúng không có khả năng làm ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ.
Tuy nhiên nếu mẹ bầu nếu không được điều trị hắc lào sớm và dứt điểm trước khi sinh thì sau đó rất có thể sẽ lây sang bé nếu tiếp xúc gần (da kề da).
Trong trường hợp các mẹ bị nấm ở vùng kín, khi chuyển dạ sinh nở thì có thể sẽ lây cho trẻ nhỏ ngay từ khi lọt lòng.
Do đó bà bầu khi có hiện tượng bị hắc lào thì không nên chủ quan mà cần đi khám và điều trị ngay tại các cơ sở y tế lớn và uy tín để kiểm soát tốt bệnh và không gây lây lan sang cho bé.
Cách chữa bệnh hắc lào ở mẹ bầu an toàn
Khi bị hắc lào đặc biệt là ở phụ nữ mang thai, việc lựa chọn phương pháp điều trị nào là vô cùng quan trọng bởi chúng có thể ảnh hưởng đến cả sức khỏe của mẹ và bé trong suốt thai kỳ.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị bệnh hắc lào cho các mẹ một cách an toàn nhất mà VHEA Việt Nam đã tổng hợp được.
Mẹo dân gian trị hắc lào tại nhà
Khi bị hắc lào ở bà bầu, điều đầu tiên mà các mẹ nghĩ đến đó là các phương pháp trị hắc lào bằng bài thuốc dân gian. Không phải ngẫu nhiên những mẹo tự nhiên lại được ưu ái đến như vậy, nguyên nhân là bởi chúng đều rất an toàn, lành tính và đặc biệt phù hợp để sử dụng trong giai đoạn mang thai.
Trong trường hợp hắc lào mới chớm hoặc hắc lào nhẹ, mẹ hoàn toàn có thể áp dụng những bài thuốc đơn giản dưới đây để điều trị.
Chữa hắc lào bằng tỏi
Tỏi là một gia vị quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình, tuy nhiên rất nhiều bà bầu không hề biết đến công dụng chữa hắc lào của chúng. Trong tỏi có rất nhiều hoạt chất, đặc biệt là Allicin như một loại kháng sinh tự nhiên, cải thiện rất tốt các bệnh ngoài da.
Các mẹ có thể sử dụng tỏi để chế biến thành món ăn ăn hàng ngày nếu không thể ăn sống được tỏi. Ngoài ra, một cách áp dụng khác của tỏi điều trị trực tiếp hắc lào trên da như sau:
- Sử dụng khoảng 4 tép tỏi ta giã nát.
- Cho thêm dầu oliu rồi trộn đều.
- Dùng hỗn hợp này để bôi lên vùng da bị hắc lào, giữ cố định khoảng 1 – 2 tiếng.
- Có thể dùng băng y tế để quấn làm tỏi không bị rơi ra ngoài.
- Thực hiện 2 lần/ ngày và kiên trì bôi cho đến khi hắc lào được trị khỏi hoàn toàn.
Dùng dầu dừa chữa bệnh hắc lào hiệu quả
Dầu dừa được dùng phổ biến trong việc dưỡng ẩm da và dưỡng tóc, chúng có chứa nhiều acid béo, omega – 3,… có khả năng chống viêm, tiêu diệt nấm, ngừa nhiễm trùng tốt.
Ngoài ra chúng còn có công dụng làm dịu các vết thương, giảm ngứa ngáy và đau rát, làm mềm lớp sừng trên bề mặt và giúp chúng dễ bong tróc hơn.
Mẹ bầu tiến hành thực hiện theo các bước như sau:
- Sử dụng bông y tế, thấm một ít dầu dừa nguyên chất rồi bôi lên vùng da bị nhiễm nấm.
- Để khô tự nhiên và rửa lại với nước sạch sau 30 phút.
- Không để vùng miệng vết thương bị dính bẩn.
- Mỗi ngày, thực hiện việc bôi dầu dừa khoảng 3 – 4 lần, kiên trì cho đến khi khỏi bệnh. Dầu dừa ngoài trị hắc lào còn có thể dùng cho những vùng da khác và giảm tình trạng rạn da ở mẹ bầu.
Chữa hắc lào bằng quả chuối xanh
Bài thuốc trị hắc lào bằng chuối xanh là một phương pháp được áp dụng nhiều nhất trong dân gian. Những hoạt chất có trong nhựa của quả chuối có khả năng tiêu diệt nấm hắc lào, se vết thương, cải thiện hắc lào hiệu quả.
Mẹ chỉ cần thực hiện theo các bước như sau:
- Dùng 1 quả chuối tiêu xanh đem rửa sạch.
- Thái thành từng lát mỏng rồi dùng để đắp lên các vùng da bị hắc lào.
- Chà nhẹ nhàng để những vùng da này được tiếp xúc đều với mủ chuối và lớp da thừa dễ bong tróc.
- Thực hiện đều đặn 2 lần/ ngày.
Mẹ bầu cần lưu ý nhựa chuối nếu lỡ dây ra quần áo thì rất khó giặt, vì thế mẹ có thể thực hiện phương pháp này trước khi đi tắm.
Dùng giấm táo trị hắc lào
Trong giấm táo có chứa acid lactic – giúp ức chế hoạt động của nấm đồng xu, cải thiện tình trạng ngứa ngáy, làm dịu vết ban đỏ trên da do hắc lào gây nên. Áp dụng bài thuốc chữa bằng giấm táo như sau:
- Làm sạch vùng da bị hắc lào với nước muối sinh lý.
- Dùng tăm bông để thấm giấm táo lên vùng da cần điều trị.
- Thoa khoảng 3 lần/ ngày để chữa hắc lào.
Chữa hắc lào ở bà bầu bằng thuốc Tây y
Nếu những bài thuốc dân gian không cải thiện được tình trạng hắc lào trên da thì phương pháp Tây y sẽ là biện pháp cuối cùng được các mẹ bầu nghĩ đến.
Bởi đây là giai đoạn rất nhạy cảm của cơ thể, vì vậy các bác sĩ sẽ cân nhắc kê đơn thuốc phù hợp với thể trạng và cơ địa của từng người.
Đa số thuốc trị hắc lào cho bà bầu đều là thuốc bôi ngoài da như là thuốc chống nấm Miconazol, Econazol, thuốc kháng viêm, thuốc giảm ngứa,… Thuốc này chỉ có tác dụng tại chỗ và giúp hạn chế được tình trạng hắc lào tăng sinh hay lan rộng ở bà bầu.
Trong quá trình điều trị bằng phương pháp thuốc Tây y, mẹ bầu cần tuyệt đối tuân thủ sự hướng dẫn và phác đồ điều trị của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc hay tăng giảm liều lượng bởi việc này hoàn toàn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hại cho thai nhi.
Chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé khi bị hắc lào
Việc lỡ bị hắc lào trong quá trình mang bầu là không tránh khỏi, bởi vậy việc chăm sóc sức khỏe trong thời gian này là hoàn toàn cần thiết giúp kiểm soát tình trạng này tốt hơn.
Mẹ bầu hãy lưu ý những điều sau để ngừa hắc lào lan rộng hay tái phát trở lại:
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ hàng ngày, tuyệt đối không đến các hồ bơi công cộng. Trong quá trình tắm không nên chà xát mạnh hoặc sử dụng xà phòng có chứa chất tẩy rửa mạnh để dùng.
- Thay quần áo thường xuyên vào ngày hè nóng bức đặc biệt là khi ra nhiều mồ hôi. Nên mặc các loại quần áo rộng rãi, lựa chọn chất vải thoáng và thấm hút mồ hôi.
- Không sử dụng tay để gãi các vết hắc lào trên da để tránh vùng da bị thương lan rộng. Có thể áp dụng chườm lạnh hoặc bôi thuốc để giảm ngứa.
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, không stress, không thức khuya hay tự tạo áp lực cho mình về bệnh tật. Việc suy nghĩ quá nhiều sẽ gây rối loạn nội tiết tố và khiến cho hắc lào trở nên nghiêm trọng hơn.
- Thực hiện chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, các loại quả mọng bởi chúng có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất giúp điều trị bệnh.
- Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng cơ thể, cải thiện hệ miễn dịch và nhanh lành những đốm hắc lào.
Trên đây là những thông tin cần biết về tình trạng bà bầu bị hắc lào cũng như những phương pháp giúp điều trị và cải thiện triệu chứng hắc lào một cách hiệu quả. Hy vọng các mẹ sẽ có thêm thông tin cho việc chữa trị hắc lào một cách an toàn và hiệu quả.