Viêm da tiết bã nhờn da đầu là bệnh da liễu khá phổ biến, có thể xuất hiện ở cả người lớn lẫn trẻ em và gây ra rất nhiều bất tiện trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Bệnh khiến người bệnh luôn trong tình trạng ngứa đầu, có vảy gàu rất mất thẩm mỹ. Vì thế người bệnh cần sớm điều trị bằng một số phương pháp tại nhà kết hợp với một số loại thuốc điều trị nếu tình trạng viêm da đã trầm trọng hơn.
Viêm da tiết bã nhờn da đầu là gì?
Viêm da tiết bã nhờn da đầu còn được gọi bằng một số tên gọi khác như viêm da dầu, chàm da mỡ hay viêm da tiết bã. Đây là một dạng bệnh da liễu mãn tính, dễ tái phát, hình thành khi tuyến bã nhờn nằm ở dưới da đầu bị rối loạn và làm tăng sinh nấm men (Malassezia hoặc Candida albicans) quá mức.
Đặc trưng của tình trạng này là da đầu có màu đỏ, nhiều dầu, tóc bóng nhờn như đổ mồ hôi, xuất hiện các mảng bám hoặc vảy trắng trên đầu. Người mắc viêm da tiết bã nhờn da đầu luôn trong tình trạng ngứa đầu, khi gãi có các mảng trắng hoặc vàng bong ra và rớt xuống rất khó chịu.
Tình trạng này còn có thể lan xuống vùng ngực, cổ, sau tai hay mí mắt, trên mặt bởi đây cũng là các khu vực tiết ra rất nhiều dầu. Bệnh có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ trong khoảng từ 0- 1 tuổi ( thường là trong khoảng 3 tháng tuổi) và tự biến mất là không cần các biện pháp y tế hỗ trợ điều trị.
Tuy nhiên với người lớn, bệnh có xu hướng phát triển mạnh và dai dẳng hơn, dễ tái phát, khó điều trị, đồng thời gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống cũng như ngoại hình cho những người mắc bệnh. Tuy nhiên hiện tại chưa thể điều trị dứt điểm được bệnh này mà chỉ có thể hỗ trợ kiểm soát một phần nào các triệu chứng của bệnh mà thôi.
Triệu chứng viêm da tiết bã nhờn da đầu
Các triệu chứng viêm da tiết bã nhờn da đầu ở người lớn và trẻ em thường khác nhau nên mức độ nguy hiểm cũng khác nhau.
Viêm da tiết bã nhờn ở trẻ em
Ở trẻ em, tình trạng này còn được gọi với cái tên khác là cứt trâu đầu, xuất hiện ở trẻ sơ sinh giai đoạn từ 0- 3 tháng tuổi. Một số trường hợp có thể kéo dài lâu hơn hết 1 tuổi. Tuy nhiên tình trạng này thường không quá trầm trọng và có thể tự biến mất dù không thực hiện các phương pháp điều trị nào.
Triệu chứng đặc trưng của tình trạng viêm da tiết bã nhờn da đầu ở trẻ em bao gồm
- Có thể xuất hiện các mảng ban đỏ hoặc không
- Xuất hiện các mảng bám trên da đầu có màu hơi vàng hoặc trắng, đôi khi có thể là màu xám. Sau một thời gian, các mảng bám sẽ chuyển sang màu nâu sẫm hoặc nâu nhạt giống màu “cứt trâu”.
- Các mảng bám có thể nhỏ hoặc rộng ra toàn da đầu.
- Khi mới xuất hiện thì các mảng này bám sát vào da đầu, có cạy. Một thời gian sau khi mảng bám chuyển mài cũng dần tự bong tróc ra.
- Đầu trẻ sơ sinh có mùi hôi khó chịu, dù gội đầu thường xuyên nhưng không hết mùi.
- Một số trường hợp các mảng bám có thể lan xuống dưới mí mắt, mặt, cổ..
- Bé không bị ngứa rát hay châm chích
Viêm da tiết bã nhờn da đầu ở người lớn
Ở người lớn, các triệu chứng trên người lớn khá nặng nề và dai dẳng, đặc biệt nếu không xử lý đúng cách kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp thì tình trạng ngứa ngáy sẽ vô cùng khó chịu. Viêm da tiết bã ở người lớn cũng rất dễ tái phát, khó kiểm soát, đôi khi cần phải đến da liễu để điều trị nếu bệnh quá trầm trọng.
Triệu chứng đặc trưng của tình trạng viêm da tiết bã nhờn da đầu ở người lớn bao gồm
- Da đầu tiết nhiều dầu làm tóc luôn có cảm giác bị bóng, bết, dính nhanh hơn bình thường
- Da đầu đỏ, xuất hiện các mảng bám, vảy trắng nhỏ, ở một khu vực hoặc trên toàn da đầu, khá dễ bong tróc/
- Chân tóc bết rít và ngứa ngáy, có thẻ bị rụng tóc thường xuyên.
- Khi chải hoặc xoa vào đầu dễ làm rơi các mảng bám.
- Thương tổn da nổi cộm ở viền tóc, có màu đỏ, vảy trắng bên trên và được chia ranh giới rõ ràng với các khu vực không bị tổn thương.
- Với tình trạng viêm bã nhờn nặng người bệnh có thể cảm thấy ngứa ngáy, nóng ran đầu rất khó chịu.
Nhìn chung, các triệu chứng của viêm da dầu gây rất nhiều bất tiện cho những người lớn khi mắc bệnh. Các cơn ngứa có thể đến bất cứ lúc nào, chỉ một tác động nhỏ trên đầu cũng có thể làm gầu rớt xuống. Việc hoạt động thể chất hay nắng nóng cũng làm đầu tiết bã nhờn nhiều làm tóc bết rít rất khó chịu đồng thời làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ và ngoại hình của mỗi người. Vì thế cần điều trị bệnh càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân gây viêm da tiết bã nhờn da đầu
Thực tế chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây viêm da dầu ở cả trẻ em và người lớn. Chính vì thế nên cũng chưa thể đưa giải pháp điều trị triệt để. Nói chung cơ chế gây bệnh này có liên quan đến sự rối loạn trong hoạt động của tuyến bã nhờn cùng với sự tăng sinh quá mức của nấm Candida albicans hoặc nấm Malassezia khiến bã nhờn bị tiết ra quá mức gây bệnh.
Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy bệnh có khả năng di truyền cao. Nếu cha hoặc mẹ đã từng bị bệnh này thì con cái khi sinh ra cũng có nguy cơ cao bị viêm da tiết bã nhờn da đầu. Ngoài ra ở trẻ em, hormone từ mẹ bị dư thừa lẫn vào cơ thể trong quá trình mang thai cũng làm tăng nguy cơ trẻ sơ sinh bị “cứt trâu”.
Tuy nhiên các yếu tố trên chỉ được xem là cơ chế hình thành bệnh tiềm ẩn chứ chưa phát bệnh. Một số các tác nhân khác xúc tác mới có thể làm bùng phát tình trạng viêm da tiết bã, bao gồm
- Dị ứng: Một số các triệu chứng dị ứng liên quan tới da đầu như dị ứng dầu gội đầu, dị ứng thuốc nhuộm tóc, dị ứng thức ăn, hay thời tiết đều có thể là nguyên nhân kích ứng tình trạng viêm da tiết bã bùng phát.
- Chế độ dinh dưỡng: Các nghiên cứu cho thấy những người có chế độ dinh dưỡng không lành mạnh thường có nguy cơ bị viêm da dầu cao hơn. Đặc biệt là những người thường sử dụng rượu bia, chất kích thích, đồ ăn cay nóng nhiều dầu mỡ thì càng dễ gặp phải tình trạng này. Nguyên nhân là do các thực phẩm này có thể kích thích sự hoạt động mạnh mẽ hơn của các tuyến bã nhờn, gây ra tình trạng bài tiết nhiều dầu thừa khiến các nấm men phát triển và gây bệnh trên da đầu.
- Ảnh hưởng của các bệnh lý ở da đầu: Những người mắc một số bệnh lý về da đầu trước đó như chàm da đầu, vảy nến, gàu cũng có nguy cơ bùng phát viêm da tiết bã vùng đầu nặng nề hơn.
- Sức đề kháng suy giảm: Khi sức đề kháng suy giảm có thể tạo điều kiện cho nấm men gây bệnh phát triển và lây lan mạnh mẽ hơn. Vì thế những người có hệ miễn dịch đang suy yếu như người mới ốm dậy, phụ nữ mang thai, người bị suy nhược rất dễ bị viêm da đầu.
- Béo phì thừa cân: Người béo phì thừa cân thương có xu hướng tiết nhiều mồ hôi hơn và làm rối loạn tuyến bã nhờn cùng một số hormone khác gây nên tình trạng viêm da tiết bã nhờn da đầu
- Yếu tố khác: Môi trường ô nhiễm, căng thẳng stress kéo dài, thức khuya, mất ngủ hay sử dụng một số loại thuốc cũng làm tăng tiết tuyến bã nhờn nhiều hơn và làm bùng phát tình trạng viêm da dầu
Viêm da tiết bã nhờn da đầu có nguy hiểm không?
Theo các bác sĩ, viêm da tiết bã nhờn da đầu là một căn bệnh ngoài da lành tính không nguy hiểm đến tính mạng và chỉ gây tổn thương bên ngoài. Ở trẻ sơ sinh bệnh có thể tự biến mất trong một thời gian ngắn nếu được xử lý đúng cách. Trong khi đó, với người lớn bệnh gây ra nhiều bất tiện hơn, đặc biệt thường xuyên tái phát gây ra rất nhiều khó chịu.
Một số biến chứng mà Viêm da tiết bã nhờn da đầu có thể gây ra nếu không được điều trị đúng cách như
- Rụng tóc: Viêm da đầu có thể làm chân tóc ngày càng suy yếu dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh ở da đầu, làm rụng tóc trong một thời gian dài. Đồng thời tóc cũng chẻ ngọn và xơ yếu hơn, không chỉ gây rụng tóc mà còn ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mĩ.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh da đầu khác: Viêm da tiết bã nhờn da đầu kéo dài khiến da đầu dễ nhạy cảm ơn và có thể mắc các bệnh lý về da đầu khác như vảy gàu, nấm da đầu và vảy nến.
- Viêm da tiết bã bội nhiễm: đây là một biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra do người bệnh thường xuyên gãi hay làm trầy xước da đầu trong thời gian dài. Các vùng da bị trầy xước sẽ bị mồ hôi, vi khuẩn, nấm xâm nhập, làm tổn thương dẫn đến bội nhiễm.
Một lưu ý khác là viêm da bài tiết bã nhờn liên quan đến các vấn đề bên trong cơ thể, vì thế bệnh không có yếu tố lây lan. Người bệnh có thể dùng chung đồ hay sinh hoạt bình thường với tất cả mọi người khác mà không lo bị lây bệnh.
Người bị viêm da tiết bã nhờn da đầu thường sẽ được định dùng một số liệu pháp điều trị tại nhà, tuy nhiên với một số trường hợp bội nhiễm nguy hiểm có thể phải điều trị da liễu tại các bệnh viện để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm.
Điều trị viêm da tiết bã nhờn da đầu
Như đã nói, hiện tại chưa thể điều trị dứt điểm bệnh do chưa thể xác định chính xác đâu là nguyên nhân gây bệnh. Vì thế người bệnh chỉ có thể kiểm soát bệnh bằng một số loại thuốc kết hợp với chế độ chăm sóc tại nhà để hạn chế tối đa những ảnh hưởng của bệnh đến đời sống hằng ngày.
Điều trị bằng thuốc Tây Y
Hầu hết việc dùng thuốc chỉ dùng trong một số trường hợp bệnh trầm trọng, thường xuyên tái phát và gây nhiều bất tiện trong đời sống sinh hoạt. Bệnh nhân sẽ được chỉ định một số loại dầu gội chuyên dụng có chứa các chất giúp ức chế sự phát triển của nấm, giảm ngứa rát đầu hoặc một số loại thuốc đường bôi hoặc uống để giảm tiết bã nhờn, ngăn ngừa nấm men hoạt động.
Tùy tình trạng của bệnh nhân mà có thể được chỉ định kết hợp cả 3 loại thuốc để có thể kiểm soát tình trạng bệnh tốt nhất.
Các loại dầu gội
Một số loại dầu gội thường được chỉ định trong điều trị viêm da dầu để làm giảm tình trạng ngứa ngáy, nuôi dưỡng tóc khỏe mạnh, giảm gãy rụng hay bết rít chân tóc. Người bệnh cũng có thể mua các loại dầu gội này tại các hiệu thuốc để hỗ trợ việc điều trị tại nhà an toàn và đơn giản hơn.
Một số loại thuốc thường được dùng như
- Dầu gội trị nấm: Đây là loại dầu gội thường được dùng rất nhiều trong điều trị viêm da bã nhờn ở đầu nhờ khả năng ức chế sự sinh sản và phát triển của nấm Malassezia gây ngứa đầu. Nhờ đó nhanh chóng cải thiện tình trạng ngứa ngáy, giảm bong tróc các mảng vảy trên da hiệu quả. Một số loại dầu gội thường được dùng như Dầu gội trị nấm da đầu Selsun, Dầu gội đầu Nizoral, Dầu gội Haicneal..
- Dầu gội bạt sừng: Với những người thường xuyên bị bong tróc các mảng vảy trên đầu có thể sẽ được chỉ định sử dụng các loại dầu gội có chứa thành phần bạt sừng như Acid salicylic, Lactic acid,… Đồng thời các chất này còn đem đến tác dụng giảm hoạt động bài tiết bã nhờn của da đầu, nhờ đó giảm bết rít chân tóc và ngứa ngáy. Một số sản phẩm mà bạn có thể dùng như Dầu Gội Ducray Kertyol P.S.O Shampoo, dầu gội Sabamed..
- Dầu gội chứa Biotin: Những người bị rụng tóc, tóc xơ rối nhiều do viêm da dầu bã nhờn sẽ được chỉ định dùng các loại dầu gội có thành phần Biotin cao để nuôi dưỡng tóc khỏe mạnh hơn. Một số loại dầu gội có thể chứa thành phần này như Dầu Gội Biotin & Collagen, Dầu Gội Tresemmé ..
Một số loại thuốc đường uống
Các loại thuốc đường uống đem đến tác dụng giảm các kích ứng gây ngứa ngáy, đồng thời ngăn chặn tình trạng tiết bã nhờn quá mức. Một số loại thuốc thường được chỉ định như
- Thuốc kháng histamine H1: Dùng để giảm các tác phản ứng dị ứng gây ngứa ngứa kéo dài trên da đầu. Đồng thời thuốc còn có vai trò ức chế hoạt động giải phóng histamine gây viêm, giảm thương tổn trên da đồng thời ngăn ngừa các vùng da bị tổn thương lây lan rộng hơn. Thường người bệnh sẽ được chỉ định nhóm kháng histamin H1 nhiều hơn dù có thể gây ra một số tác dụng như buồn ngủ, mệt mỏi. Vì vậy người được chỉ định dùng thuốc này cần dành thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn.
- Thuốc kháng nấm đường uống: Nếu tình trạng viêm da tiết bã nhờn da đầu có xu hướng lan rộng hoặc đã dùng một số phương pháp điều trị tại chỗ nhưng không có hiệu quả tốt sẽ được chỉ định dùng một số loại thuốc kháng nấm đường uống (Itraconazole). Thuốc giúp ức chế sự phát triển và lây lan của nấm, nhờ đó có thể giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy, đỏ rát da đầu nhanh chóng. Tuy nhiên nhóm thuốc này thường được ít chỉ định dùng hơn do có thể gây một số tác dụng phụ liên quan đến sinh lý nam và chức năng gan.
- Thuốc uống chứa corticoid: Thường nhóm thuốc này rất ít được chỉ định do có thể không tốt cho da tuy nhiên với những trường hợp mức độ tổn thương nặng như bội nhiễm có thể sẽ được chỉ định nhóm cortisoid để kiểm soát các triệu chứng.
Một số loại thuốc bôi da đầu
Trong trường hợp viêm nhiễm nhiều gây trầy xước, ngứa ngáy da đầu người bệnh cũng có thể được chỉ định dùng các loại thuốc bôi da đầu để giảm nhẹ các triệu chứng, kiểm soát viêm nhiễm, giảm nhẹ ngứa rát. Các loại thuốc bôi được dùng sẽ chứa các thành phần như ketoconazole, ciclopirox, acid salicylic, acid lactic, propylene glycol…
Một số loại thuốc thường được chỉ định dùng như thuốc trị nấm Nizoral, Thuốc Dibetalic..
Điều trị tại nhà
Với các trường hợp viêm da tiết bã nhờn da đầu dạng nhẹ bác sĩ có thể chỉ định điều trị tại nhà. Người bệnh có thể kết hợp với một số phương pháp tận dụng các loại thảo dược tự nhiên để hỗ trợ việc điều trị an toàn và có hiệu quả hơn. Các phương pháp này đa phần đều tận dụng các loại thảo dược tự nhiên để hỗ trợ việc kiểm soát nấm, giảm ngứa, làm sạch da đầu để ngăn ngừa viêm nhiễm.
Một số phương pháp mà người bệnh có thể áp dụng tạo nhà như
- Gội đầu với chanh: Trong chanh có chứa thành phần Axit Citric khá cao giúp tăng khả năng kháng khuẩn, trừ nấm, giảm cơn ngứa rất tốt. Đồng thời các hoạt chất như vitamin B, C trong chanh còn nuôi dưỡng tóc chắc khỏe, suôn mượt, giảm rụng tóc hiệu quả. Người bệnh có thể dùng nước chanh nguyên chất làm ướt da đầu, giữ trong 10- 15 phút rồi gội lại với nước sạch. Tuy nhiên nếu da đầu bị trầy xước hay bội nhiễm thì không nên thực hiện phương pháp này.
- Gội đầu bằng bồ kết: Gội đầu bằng bồ kết là phương pháp được biết đến với tác dụng nuôi dưỡng tóc khỏe mạnh cực kỳ hiệu quả. Hoạt chất saponaretin và flavonoid trong bồ kết giúp ức chế nấm, giảm tiết bã nhờn đồng thời giảm sưng đỏ da đầu. Người bệnh có thể mua các loại dầu gội đầu bồ kết hoặc tự nấu nước bồ kết sẽ cho hiệu quả tốt hơn rất nhiều.
- Gội đầu bằng lá trầu không: Tinh chất từ lá trầu trong có khả năng kháng khuẩn chống viêm, ức chế sự hoạt động của nấm, vi khuẩn, virus cực kỳ tốt. Gội đầu nước nước nấu lá trầu không cũng làm giảm tình trạng tiết bã nhờn hiệu quả. Các làm rất đơn giản, người bệnh chỉ cần đun một nắm lá trầu không khoảng 15 phút, bớt bỏ lá rồi dùng nước đó pha nguội đem đi gội đầu tuần 3 lần để thấy hiệu quả tốt nhất.
Điều trị viêm da dầu (viêm da tiết bã) tận gốc
Phương pháp điều trị này là giải pháp tối ưu nhất cho bệnh nhân viêm da tiết bã nhờn mãn tính, đã điều trị không đáp ứng với Tây y. Đông y với lý luận biện chứng tập trung vào căn nguyên gây bệnh có thể giải quyết tận gốc bệnh viêm da tiết bã.
Thời gian gần đây bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang của Trung tâm Thuốc dân tộc được nhắc đến nhiều về công dụng chữa lành các bệnh viêm da. Đặc biệt, vào ngày 17/11/2019, bài thuốc được giới thiệu trên chương trình Sống khoẻ mỗi ngày với chuyên đề “Đẩy lùi vảy nến, viêm da cơ địa bằng Đông y”.
Xem trích dẫn phần giới thiệu Thanh bì dưỡng can thang trên VTV2
Thanh bì Dưỡng can thang là sự kết tinh của hơn 100 bài thuốc cổ phương bí truyền trong kho tàng các bài thuốc cổ của Trung tâm Thuốc dân tộc. Điển hình là bài Trợ tạng bì của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và bài thuốc cổ phương của người Tày.
Với sự kết hợp hoàn hảo của 3 loại chế phẩm đặc biệt: thuốc ngâm rửa, thuốc uống, thuốc bôi, Thanh bì dưỡng can thang tạo nên sự kết hợp toàn diện cho ra tác động tổng hoà. Không chỉ đẩy lùi bệnh viêm da mãn tính từ gốc, triệt tiêu hoàn toàn triệu chứng bệnh mà còn ngăn chặn bệnh tái phát trong thời gian dài.
Theo thông tin chúng tôi thu thập được, kể từ sau khi được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành toàn quốc và được đưa vào sử dụng cho tới tháng 10 năm 2019, Thanh bì Dưỡng can thang đã giúp 3597 bệnh nhân gặp các vấn đề về viêm da, trong đó có viêm da dầu… tìm lại được niềm vui trong cuộc sống.
Bệnh nhân tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ sẽ đạt được hiệu quả sau đây:
Giai đoạn 1 (từ 3 – 6 tuần đầu tiên)
Đây là giai đoạn đào thải độc tố, lượng dầu trên da đầu có thể nhiều hơn, tình trạng bong vảy cũng diễn ra liên tiếp. Giai đoạn này người bệnh cần gội đầu, bôi tinh chất vào vùng tổn thương theo hướng dẫn của bác sĩ. Sau tối đa là 6 tuần, lượng dầu sẽ giảm rõ rệt, tình trạng bong tróc cũng được cải thiện.
Giai đoạn 2 (từ 6 tuần – 12 tuần tiếp theo)
Đây là giai đoạn phục hồi, tình trạng bong tróc giảm, các tế bào da được phục hồi, tổn thương không còn đỏ ửng và đau rát nữa.
Giai đoạn 3 (từ 12 – 16 tuần)
Giai đoạn này rất quan trọng để duy trì hiệu quả điều trị và dự phòng tái phát vì thế bệnh nhân TUYỆT ĐỐI không dừng thuốc khi đã thấy tình trạng tiến triển mà cần sử dụng liệu trình này để tăng cường hệ miễn dịch.
Điển hình có bệnh nhân Lê Hồng Trang bị viêm da dầu ở đầu đã điều trị tích cực bằng Thanh bì dưỡng can thang và sau 2 tháng, tình trạng đã ổn định. Trước đó bệnh nhân đã điều trị rất nhiều nơi nhưng không khỏi, cùng lắng nghe chia sẻ của bệnh nhân:
Bệnh nhân đặc biệt lưu ý: Bài thuốc chỉ được áp dụng khi có chỉ định của bác sĩ đang công tác tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Vì thế, khuyến cáo nên đến trực tiếp 3 địa chỉ dưới đây hoặc liên hệ qua thông tin chúng tôi cung cấp sau đây:
- CN Hà Nội: Biệt thự B31, ngõ 70, Nguyễn Thị Định | SĐT: (024) 7109 6699 – 0983 059 582
- CN Quảng Ninh: Số 116 Văn Lang, P.Hồng Gai, Tp.Hạ Long | SĐT: 0203 6570128 – 0972606773
- CN TP.HCM: Số 145 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận – SĐT, Zalo | (028) 7109 6699 – 0932 064 179
- Website: thuocdantoc.org | Fanpage: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc
Xem thêm: Tổng hợp phản hồi bệnh nhân đã điều trị khỏi viêm da tiết bã nhờ Thanh bì dưỡng can thang
Chăm sóc sức khỏe người bị viêm da tiết bã nhờn
Để hỗ trợ việc kiểm soát tình trạng da tiết bã nhờn gây ngứa ngáy tốt nhất, người bệnh cần lưu ý đến cả chế độ ăn uống và chăm sóc hằng ngày.
Một số phương pháp người bệnh cần lưu ý như
- Gội đầu sạch sẽ hằng ngày. Tuy nhiên chú ý không gội đầu quá nhiều vì có thể làm khô da khiến tình trạng viêm da trầm trọng hơn.
- Hạn chế các hoạt động gây tiết mồ hôi, tiết bã nhờn nhiều, cố gắng giữ cho da đầu khô thoáng.
- Hạn chế gãi ngứa hay làm trầy xước da đầu khiến tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng nề hơn.
- Hạn chế sử dụng hóa chất, chất tẩy lên tóc trong thời gian điều trị
- Xây dựng chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học, tăng cường vitamin và khoáng chất trong các loại trái cây, rau củ.
- Hạn chế sử dụng bia rượu và chất chất kích thích, đồ ăn cay nóng.hạn chế các tác động lên tóc khiến tóc khô xơ, gãy rụng nhiều hơn.
- Bảo vệ da đầu trước ánh nắng mặt trời. Một số nghiên cứu cho thấy ánh nắng mặt trời có thể kích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn.
- Nghỉ ngơi đầy đủ, hạn chế tình trạng thức khuya, stress, căng thẳng quá mức.
Viêm da tiết bã nhờn da đầu tuy không quá nguy hiểm nhưng lại không thể điều trị dứt điểm nên rất dễ tái phát và gây ra nhiều bất tiện trong đời sống sinh hoạt của mỗi người. Vì thế người bệnh cần chú ý các biện pháp điều trị và phòng tránh tại nhà để có thể kiểm soát bệnh hiệu quả nhất.