Viêm da tiếp xúc là bệnh lý phổ biến mà nhiều người gặp phải, nhất là những người bị dị ứng cơ địa. Nhiều người bị viêm da tiếp xúc đều đặt ra câu hỏi viêm da tiếp xúc có lây không, bệnh có nguy hiểm không cũng như cách chăm sóc bệnh. Vì nếu bệnh không được chăm sóc đúng cách sẽ có xu hướng lan sang các vùng da khác và nghiêm trọng hơn.
Viêm da tiếp xúc có lây không?
Viêm da tiếp xúc là tình trạng da bị phát ban, nổi các mẩn đỏ gây ngứa ngáy, đôi khi còn nổi các mụn nước. Nguyên nhân chính gây ra viêm da tiếp xúc là người bệnh tiếp xúc với các dị nguyên gây kích ứng như: Các sản phẩm chăm sóc da không phù hợp, hàng kém chất lượng, hóa chất độc hại, phấn hoa, ánh sáng mặt trời, kim loại, côn trùng,…
Sau khi da tiếp xúc với các tác nhân này sẽ gây kích ứng da bắt đầu bị tổn thương. Xuất hiện các ban đỏ hoặc các mụn nước ở các vùng da tiếp xúc, kèm theo các biểu hiện ngứa ngáy, đau rát, sưng viêm.
Vậy viêm da tiếp xúc có lây nhiễm không?
Theo các chuyên gia cho biết, viêm da tiếp xúc liên quan đến các yếu di truyền, cơ địa của mỗi người và hệ thống miễn dịch trước các tác nhân gây bệnh. Vì vậy, bệnh không có khả gây lây nhiễm từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Trường hợp nhiều thành viên trong gia đình bị viêm da tiếp xúc là do di truyền hoặc tiếp xúc cùng nguồn nhiễm bệnh.
Nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm nếu có tiếp xúc với người bị viêm da tiếp xúc. Thay vào đó, hãy xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để tăng cường kháng thể, chống lại các tác nhân gây viêm da tiếp xúc.
Tuy nhiên, ở người bị viêm da tiếp xúc cũng nên lưu ý, bệnh không lây nhiễm cho người khỏe mạnh nhưng khi vùng da bị viêm bị bội nhiễm, nhiễm trùng sẽ có khả năng lây sang các vùng da khác. Ngoài ra, khi tiếp xúc trực tiếp từ vùng da viêm nhiễm của người bệnh cũng có thể bị lây nhiễm các vi nấm, vi khuẩn, nên bạn cũng cần lưu ý.
Bệnh viêm da tiếp xúc tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người nhưng gây tổn thương da, kèm theo các triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân. Nếu có sự can thiệp của y khoa bệnh sẽ phục hồi sau 2 đến 4 tuần.
Nếu không điều trị nghiêm túc để bệnh tái lại sẽ làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: Nhiễm trùng, viêm da thần kinh, da bị hoại tử và để lại sẹo,…
Bệnh viêm da tiếp xúc có nguy hiểm không?
Bệnh viêm da tiếp xúc gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ em đến người trưởng thanh. Trong đó, bệnh đặc biệt nguy hiểm ở trẻ em và trẻ sơ sinh vì hệ miễn dịch ở trẻ chưa đủ để kháng lại các vi khuẩn gây bệnh.
Viêm da tiếp xúc trẻ em: Viêm da tiếp xúc phổ biến ở trẻ em vì trẻ chưa đủ kiến thức nhận biết các dị nguyên gây dị ứng và sức đề kháng không đủ để kháng lại các vi khuẩn xâm nhập.
Đa phần trẻ sẽ có các triệu chứng như: Nổi mẩn ngứa, phát ban, nổi mụn nước,…Nếu không được điều trị và chăm sóc cẩn thận có thể gây nhiễm trùng da, lở loét, để lại sẹo thâm,…
Viêm da tiếp xúc trẻ sơ sinh: Đối với trẻ sơ sinh khi bị viêm da tiếp xúc cần phải thận trọng chăm sóc và điều trị. Vì hệ miễn dịch ở trẻ sơ sinh rất yếu. Nếu không điều trị đúng cách để tình trạng bệnh diễn biến nặng hơn có thể để lại các dị chứng về sau.
Viêm da tiếp xúc cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời để kiểm soát các tình trạng ngứa ngáy, khó chịu càng nghiêm trọng. Nếu để tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng sẽ dẫn đến da bị bội nhiễm, nhiễm khuẩn, hình thành mủ,…Mất nhiều thời gian điều trị và có thể để lại sẹo vĩnh viễn.
Những trường hợp viêm da tiếp xúc nghiêm trọng sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh, biến đổi màu da gây mất thẩm mỹ ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh.
Làm gì khi bị viêm da tiếp xúc?
Nếu không may bị viêm da tiếp xúc, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau để tránh làm tổn thương da và kiểm soát các triệu chứng của bệnh.
Vệ sinh da ngay sau khi tiếp xúc với dị nguyên
Sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như: Hóa chất độc hại, mỹ phẩm gây kích ứng, côn trùng có nọc độc,…Bạn hãy vệ sinh vùng da tiếp xúc với nước muối sinh lý hoặc nước sạch, tránh rửa với xà phòng có chất tẩy rửa cao sẽ làm da dễ bị kích ứng hơn.
Dùng nước nước muối sinh lý giúp da được sát khuẩn, loại bỏ các dị nguyên, hạn chế các tổn thương trên da.
Trên thực tế, các dị nguyên gây viêm da tiếp xúc ở lại trên da càng lâu sẽ làm da tổn thương nhiều hơn, các triệu chứng có nguy cơ bùng phát mạnh hơn và lan sang các vùng da khác. Tình trạng này càng kéo dài sẽ khiến thời gian điều trị kéo dài hơn thời gian phục hồi cũng sẽ lâu hơn.
Sử dụng thuốc điều trị kịp thời
Sau khi vệ sinh vùng da tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng, người bệnh nên nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán, thực hiện xét nghiệm để tìm ra các nguyên nhân gây bệnh và áp dụng các phương pháp điều trị kịp thời.
Đa số, khi bị viêm da tiếp xúc, bác sĩ sẽ điều trị bằng thuốc uống và thuốc bôi để kiểm soát các triệu chứng của bệnh được tốt nhất.
Khi dùng thuốc điều trị viêm da tiếp xúc sẽ cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy, sưng viêm, giảm đau nhức, hạn chế tình trạng lan rộng sang các vùng da khác. Ngoài ra, thuốc Tây còn có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bội nhiễm, tránh làm tổn thương da.
Chăm sóc tại nhà
Bên cạnh sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh viêm da tiếp xúc, bạn cũng có thể kết hợp các biện pháp chăm sóc tại nhà để cải thiện các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu và thúc đẩy quá trình điều trị tốt hơn.
Một số biện pháp chăm sóc da bạn có thể tham khảo như:
- Cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc để tránh tiếp xúc, hạn chế bệnh bùng phát. Vì nếu tiếp xúc với các nguyên nhân gây bệnh sẽ làm tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn và tỉ lệ tái phát bệnh cao hơn gây tổn thương da và bội nhiễm.
- Người bệnh nên thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên nhất là khi da bắt đầu khô lại và đóng mài. Thoa kem dưỡng ẩm giúp làm dịu da, cải thiện tình trạng bong tróc để da phục hồi tốt hơn, giảm thiểu tình trạng để lại sẹo. Lưu ý, nên chọn các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, để tránh trường hợp da bị kích ứng, bạn nên thoa kem dưỡng ẩm lên vùng da nhỏ trước khi bôi khu vực bị tổn thương.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, cung cấp các thực phẩm giàu chất khoáng, chứa omega, các loại trái cây giàu vitamin cần thiết để tăng cường kháng thể, phục hồi da nhanh chóng. Bạn cũng nên cung cấp lượng nước từ 2-2.5 lít mỗi ngày để thanh lọc cơ thể tốt hơn, thúc đẩy quá trình trao đổi các chất trong cơ thể.
- Tránh gãi mạnh hay chà xát lên vùng da bị viêm vì có thể gây tổn thương da dẫn đến tình trạng bội nhiễm. Bên cạnh đó, người bệnh nên chọn mặc quần áo thoải mái có chất liệu từ cotton thoát mát.
- Hạn chế dùng các thực phẩm dễ gây kích ứng hay làm tình trạng viêm nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn như: Thịt bò, thịt gà, hải sản, các thức ăn nhanh, gạo nếp, đậu nành, đậu phộng,…
- Che chắn cẩn thận khi ra đường, nên sử dụng kem chống nắng để chống các tia UV có hại cho da, lưu ý nên chọn kem chống nắng có chỉ số SPF trên 30. Luôn mang khẩu trang khi ra đường, mặc áo khoác, váy chống nắng,…
Cách phòng ngừa viêm da tiếp xúc
Để ngăn ngừa bệnh viêm da tiếp xúc tái lại, người bệnh cần lưu ý một số biện pháp sau:
- Ngay sau khi tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh, bạn cần nhanh chóng vệ sinh da sạch sẽ để giảm thiểu tình trạng tổn thương trên da.
- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân có nguy cơ gây bệnh cao như: Hóa chất độc hại, các sản phẩm có chất tẩy rửa mạnh, xi măng, dung môi công nghiệp,…Nếu phải tiếp xúc, hãy trang bị đồ bảo hộ để hạn chế khả năng gây bệnh.
- Vệ sinh nơi ở, và xung quanh để tránh da tiếp xúc với các dị nguyên như côn trùng, phấn hoa hay nấm mốc,…Dễ gây kích ứng da.
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, tránh các sản phẩm có chất tẩy rửa cao vì có thể gây kích ứng da gây ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ.
- Thường xuyên sử dụng kem dưỡng ẩm da, đặc biệt là vào mùa lạnh vì lúc này sẽ bị khô và bong tróc. Vì vậy bạn cần cung cấp độ ẩm cần thiết cho da để da được khỏe khoắn. Lưu ý, nên chọn các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, chất lượng và có nguồn gốc rõ ràng.
- Sinh hoạt điều độ, hạn chế căng thẳng, giữ tâm trạng luôn thoải mái, kết hợp với chế độ ăn uống khoa học để tăng cường kháng thể, cải thiện sức khỏe chống lại các bệnh lý.
Bệnh viêm da tiếp xúc tuy không lây nhiễm từ người bệnh, nhưng cũng không được chủ quan, vì nếu tình trạng bệnh càng nghiêm trọng sẽ dẫn đến thời gian điều trị bệnh sẽ càng lâu tốn thời gian cũng như chi phí trị liệu. Người bệnh khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được xét nghiệm và điều trị đúng cách.