Viêm da cơ địa ở trẻ em tuy không nguy hiểm nhưng nếu không được quan tâm và điều trị đúng cách có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của các bé. Do cấu trúc da nhạy cảm, các bé sẽ có nguy cơ bị bội nhiễm rất cao nên cha mẹ cần đặc biệt lưu ý. Để biết thêm thông tin chính xác về dấu hiệu nhận biết, biện pháp điều trị phù hợp nhất thì các bạn có thể tham khảo thêm trong bài viết dưới đây.
Tại sao trẻ bị viêm da cơ địa?
Viêm da cơ địa ở trẻ còn có tên khoa học đó là eczema (chàm thể tạng). Căn bệnh thường làm xuất hiện các triệu chứng vết thâm hay mụn nước, mẩn màu đỏ trên da mặt khiến trẻ vô cùng khó chịu.
Đây cũng là bệnh mãn tính có khả năng tái phát trong những điều kiện không thuận lợi. Bệnh viêm da cơ địa để lâu còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
Theo các chuyên gia bác sĩ thì căn bệnh viêm da sẽ xuất hiện từ khi trẻ mới sinh đến thời điểm bé 5 tuổi.
Ngoài ra, giai đoạn 0 tuổi đến 3 tháng tuổi ở trẻ cũng được nghiên cứu có tỉ lệ mắc cao hơn.
Thời điểm này, trẻ có sức đề kháng yếu, thêm vào đó các yếu tố môi trường bên ngoài như khói bụi, hóa chất,… cũng tạo điều kiện thuận lợi gây ảnh hưởng đến làn da của bé.
Đặc biệt, tình trạng viêm da cơ địa xảy ra đối với ở trẻ em hiện nay ngày càng phổ biến. Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm da ở trẻ, có thể kể đến chính là:
- Yếu tố di truyền trong gia đình: Nếu bố mẹ đã từng có tiền sử mắc chàm da hay viêm da thì trẻ cũng có khả năng cao sẽ bị viêm da.
- Yếu tố môi trường: Một số trường hợp do thời tiết môi trường không thuận lợi (ở đây có thể là do thời tiết mùa thay đổi liên tục) cũng khiến cho trẻ có nguy cơ mắc bệnh viêm da.
- Yếu tố cơ địa: Tình trạng dị ứng (dị ứng với thức ăn, mùi hương, thời tiết…) gây hậu quả lên da cũng là một tác nhân làm phát triển bệnh viêm da cơ địa ở trẻ.
Triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ em
Bệnh viêm ra cơ địa ở trẻ trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, những triệu chứng ở giai đoạn cấp tính là mới khởi phát thường khác với các triệu chứng trong giai đoạn bệnh mạn tính.
Dấu hiệu viêm da cơ địa cấp tính ở trẻ em (mới khởi phát)
- Da mặt bé khô.
- Phát ban đỏ ửng trên da mặt, da đầu, các vị trí trên cơ thể khác như cánh tay, cổ, mắt cá chân.
- Da mặt bị phù, sưng.
- Phát ban khiến trẻ ngứa ngáy.
- Trẻ mất ngủ, quấy mẹ, khóc hờn vào ban đêm.
Triệu chứng viêm da cơ địa mạn tính ở trẻ em (thời gian phát bệnh trên 6 tuần)
- Da mặt, những vị trí nổi mụn thường bị thâm.
- Khu vực phát ban rạn nứt khiến trẻ đau đặc biệt là những vị trí nếp gấp như khuỷu chân tay, ngón tay…
- Lúc này ranh giới giữa vị trí bị phát ban thường rõ ràng và dễ thấy so với những vị trí không bị phát ban.
Viêm da cơ địa ở trẻ em có nguy hiểm không?
Viêm da cơ địa ở trẻ có nguy hiểm không là nỗi lo lắng của nhiều bậc phụ huynh. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, viêm da cơ địa không phải căn bệnh nguy hiểm ở trẻ và có thể chữa trị được.
Tuy nhiên, bệnh thường xuất hiện trong những giai đoạn đầu đời của trẻ gây ra những triệu chứng khó chịu ngoài da.
Đặc biệt, nhiều phụ huynh do không hiểu rõ về chứng bệnh để có sự nhận biết kịp thời, xử lý đúng cách dẫn tới hậu quả trẻ bị viêm da ngày càng nặng.
Trẻ mắc bệnh viêm da cơ địa thường rất khó chịu, quấy khóc, khó ngủ và quấy cha mẹ vào ban đêm, kém ăn, thậm chí bỏ ăn.
Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra hậu quả trẻ bị mỏi mệt, suy dinh dưỡng, kém ăn và sức đề kháng suy yếu. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển về thể chất của trẻ nhỏ.
Trẻ mắc căn bệnh này thường tự khỏi trong thời gian từ 18 – 24 tháng tuổi. Một số trường hợp đặc biệt khá hiếm gặp thì trẻ có thể tái bị cho đến khi 10 tuổi hoặc giai đoạn trẻ vị thành niên.
Điều đáng nói ở đây là, khi bệnh tái phát trở lại thường có xu hướng kèm theo những bệnh khác nữa như viêm mũi, hen suyễn, dị ứng, viêm mũi, viêm kết mạc mắt,…
Lúc này nếu không xử lý kịp thời và đúng cách sẽ rất nguy hiểm tới sức khỏe trẻ nhỏ. Do vậy, phụ huynh nên chủ động đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ và điều trị dứt điểm chứng viêm da cơ địa càng sớm càng tốt.
Điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em hiệu quả
Mặc dù bệnh viêm da cơ địa ở trẻ không quá nguy hiểm tuy nhiên các cha mẹ không thể xem nhẹ việc điều trị căn bệnh này.
Các bậc phụ huynh có thể chữa trị bệnh viêm da cơ địa của trẻ theo 3 cách dưới đây:
Điều trị viêm da cơ địa ở trẻ em bằng thuốc Tây
Phương pháp điều trị viêm da ở trẻ bằng thuốc được sử dụng khá phổ biến và hiệu quả hiện nay. Cha mẹ có thể điều trị cho bé bằng thuốc uống hoặc thuốc bôi da kết hợp như sau đây:
Thuốc bôi chữa viêm da cơ địa ở trẻ:
- Thuốc bôi ẩm da giai đoạn mới bị: Petrolatum và urea 10%.
- Thuốc đắp: Jarish, dung dịch thuốc tím có tỉ lệ là 1/10.000, nước muối sinh ly
- Thuốc hạn chế kích ứng da: Hydrocortison 1 – 2,5% hoặc các loại thuốc có hoạt tính yếu.
- Thuốc điều trị trung bình: Thuốc clobetasone butyrate.
- Thuốc điều trị mạnh: Clobetasol propionate.
- Thuốc bôi da trong giai đoạn bong vảy: Crysophanic, goudron, ichthyol, mỡ salicyle 10% và 5%.
Thuốc uống dành cho trẻ bị viêm da cơ địa:
- Thuốc nhóm ức chế miễn dịch khi da bị dị ứng giúp giảm ngứa da: Chlorpheniramine, Cetirizine, Fexofenadine.
- Thuốc nhóm kháng sinh điều trị trong giai đoạn bệnh bùng phát: Cụ thể có thể kể đến như cephalosporin.
- Thuốc nhóm cho đợt bùng phát nặng, tuy nhiên thì được chỉ định sử dụng hạn chế: Thuốc corticoid.
Lưu ý: Việc sử dụng thuốc kháng sinh có thể gây nhiều tác dụng phụ, đặc biệt ở trẻ nhỏ sử dụng thuốc càng phải cẩn trọng hơn.
Do vậy, các mẹ không nên tự ý mua và sử dụng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Chữa viêm da cơ địa ở trẻ em tại nhà
Chữa viêm da cơ địa tại nhà là phương pháp trị bệnh theo kinh nghiệm dân gian được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Hiện nay một số cách đơn giản vẫn được nhiều người áp dụng và đánh giá mang lại hiệu quả cao như:
- Sử dụng lá lốt: Bạn có thể xay nhuyễn pha cùng nước ẩm tắm cho bé thường xuyên. Giã nát đắp lên vùng da phát ban, ngứa ngáy của trẻ trong vòng 1 tiếng.
- Mẹo dùng lá khế: Sử dụng lá khế để đun nước ấm tắm cho trẻ bị viêm da. Đây cũng là một cách để cải thiện tình trạng bệnh viêm da ở trẻ.
- Cây vòi voi: Rửa sạch giã nát để đắp lên vùng da bị viêm và phát ban trong nhiều ngày để tình trạng bệnh được cải thiện.
Lưu ý: Sử dụng các bài thuốc trị viêm da cơ địa ở trẻ em chỉ phù hợp với những trẻ bị bệnh nhẹ. Ngoài ra, hiệu quả có tốt hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa từng bé.
Các mẹ cũng nên chủ động lựa chọn phương pháp phù hợp hơn nếu sử dụng các cách này không có hiệu quả.
Đông y trị viêm da cơ địa ở trẻ
Theo Đông y, viêm da cơ địa hình thành do phong hàn và phong nhiệt uất tích dưới da bùng phát lên gây ra tình trạng khô, mẩn đỏ, phù,…
Để cải thiện tình trạng này, Đông y thường sử dụng các bài thuốc lưu thông khí huyết, thanh nhiệt giải độc cơ thể từ đó loại bỏ chứng bệnh từ bên trong cơ thể.
Đặc biệt, Đông y sử dụng thành phần thảo dược tự nhiên do vậy đảm bảo an toàn, không tác dụng phụ. Một số thảo dược thường dùng trong các bài thuốc trị viêm da cơ địa như:
- Kim ngân hoa: Giúp kháng khuẩn, kháng viêm, giải độc cơ thể hỗ trợ điều trị bệnh từ bên trong cơ thể.
- Ké đầu ngựa: Chống viêm, giúp làm dịu tình trạng mẩn ngứa, ban nhọt ngoài da,..
- Bổ công anh: Tiêu viêm, tiêu sưng, hỗ trợ điều trị nổi mẩn ngoài da.
Lưu ý: Lựa chọn Đông y trị bệnh cũng làm một trong những phương pháp được nhiều mẹ lựa chọn. Liệu pháp này có thế mạnh lành tính, không tác dụng phụ.
Tuy nhiên việc sử dụng thuốc Đông y trị viêm da cơ địa ở trẻ em cần tuân theo chỉ định của lương y.
Cách chăm sóc, phòng ngừa viêm da cơ địa ở trẻ em
Cha mẹ có trẻ mắc bệnh viêm da cơ địa có thể điều trị tại nhà. Cụ thể hãy chăm sóc con đúng cách theo 5 lời khuyên của bác sĩ đó là:
- Lựa chọn sữa tắm có pH đảm bảo tự nhiên với bé
Cha mẹ hãy lựa chọn sữa tắm dành riêng cho bé có PH acid nhẹ, giữ ẩm cho da, tái tạo ra và không chứa các thành phần khiến da bị kích ứng.
Bên cạnh đó cha mẹ không nên sử dụng xà phòng thông thường để tắm gội cho bé. Điều này khiến làn da non nớt không những bị dị ứng và còn gặp hư tổn ngay lập tức.
- Giữ trẻ trong môi trường sạch sẽ, thoáng mát
Trong giai đoạn trẻ bị bị viêm da cơ địa gặp thêm điều kiện môi trường không tốt chẳng hạn như khói bụi, khói thuốc lá hoặc thức ăn mà trẻ bị dị ứng thì bệnh không những cải thiện mà còn có điều kiện để phát triển hơn nữa.
- Chuẩn bị cho trẻ quần áo khô ráo, chất liệu mềm mại
Điều này cần phải được thực hiện mỗi ngày các chất liệu vải được khuyên dùng cho trẻ là vải mềm chất cotton, tự nhiên cần tránh không mặc cho bé quần áo vải cứng nóng và có thể làm trầy xước làn da bé.
- Giữ cho trẻ không gãi mạnh gây tổn thương da
Cha mẹ hãy chú ý trẻ 24/24 ngay cả khi ngủ để trẻ không tự lấy tay gãi vào chỗ phát ban hay trực tiếp vào mặt mũi mình. Trong giai đoạn ngứa liên tục thì có thể sử dụng histamin để giảm sự khó chịu cho bé.
- Tắm nước ấm cho bé
Lời khuyên của bác sĩ cha mẹ nên tắm bằng nước ấm đun sôi có nhiệt độ từ 36 – 38 độ C không tắm nước quá nóng vượt trên nhiệt độ trên vì da trẻ rất mỏng.
Ông bà vẫn thường có câu phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh. Sau đây là một số cách phòng ngừa bệnh viêm da ở trẻ như sau:
- Khuyến cáo trẻ bú sữa mẹ 100% trong 6 tháng đầu. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý để có đầy đủ sữa cho con bú.
- Bố trí phòng ngủ và nơi vui chơi ở những nơi không khói bụi, ẩm thấp, cân bằng độ ẩm.
- Nếu sử dụng sữa ngoài có dấu hiệu trẻ đau bụng, ỉa chảy thì cần đổi loại sữa luôn.
- Hạn chế nuôi chó, mèo các con vật sống cùng gia đình. Vì lông động vật có thể sẽ khiến trẻ bị dị ứng da…
Đây là những kiến thức mà cha mẹ cần biết để điều trị bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em. Viêm da cơ địa ở trẻ có thể khẳng định là một bệnh không nguy hiểm.
Giai đoạn xuất hiện nhiều nhất là trẻ 0 tuổi đến 5 tuổi. Vậy nên cha mẹ hãy đảm bảo cách chăm sóc trẻ tốt nhất để phòng tránh viêm da cơ địa.