What's Hot

    RA MẮT THỊ TRƯỜNG CUNG ỨNG MỸ PHẨM HÀN QUỐC TIỀM NĂNG

    17/07/2023

    Bệnh Hắc Lào Ở Trẻ Em Trẻ Sơ Sinh Và Những Điều Cha Mẹ Nên Biết

    19/06/2023

    Top 11 Serum dưỡng da tốt nhất được chị em tin dùng [Cực Hot]

    27/05/2023
    Facebook Twitter Instagram
    Chia sẻ kiến thức về bệnh ngoài daChia sẻ kiến thức về bệnh ngoài da
    Facebook Twitter Instagram
    • Home
    • Bệnh chàm
    • Các vấn đề về da
    • Chăm sóc da
    • Hắc lào
    • Làm đẹp
    • Mề đay
    • Nấm da
    Chia sẻ kiến thức về bệnh ngoài daChia sẻ kiến thức về bệnh ngoài da
    Home»Các vấn đề về da»Tay bị nứt nẻ: Nguyên nhân trị da tay nứt nẻ không thành công?
    Các vấn đề về da

    Tay bị nứt nẻ: Nguyên nhân trị da tay nứt nẻ không thành công?

    adminBy admin22/03/2023Không có phản hồi6 Mins Read
    Facebook Twitter Pinterest LinkedIn Tumblr Reddit WhatsApp Email
    Share
    Facebook Twitter LinkedIn Pinterest WhatsApp Email

    Mùa đông hanh khô khiến da tay bị nứt nẻ, thậm chí gây đau đớn và chảy máu. Tình trạng da tay không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sức khỏe, tuy nhiên lại gây khó chịu, ảnh hưởng quá trình sinh hoạt hằng ngày, thậm chí gây mất thẩm mỹ. Mặc dù nhiều người cố gắng tìm cách điều trị vấn đề da này nhưng không cải thiện đáng kể.

    Cùng tìm hiểu các nguyên nhân khiến da tay bị nứt nẻ và quá trình điều trị không thành công, tình trạng da nứt nẻ kéo dài.

    Nguyên nhân khiến điều trị da tay khô nứt nẻ không thành công

    1. Tiếp xúc nhiều với nước nóng

    Nước quá nóng có thể gây kích ứng da, da khô, lâu dần gây nứt da tay. Vì vậy bạn nên rửa nước mát bình thường để rửa tay, rửa chén hay khi giặt giũ.

    2. Rửa tay bằng xà phòng có tính tẩy rửa mạnh mà không sử dụng găng tay

    Trong quá trình điều trị và chăm sóc da tay, nếu bạn vẫn tiếp tục tiếp xúc với các hoạt chất mạnh, tình trạng da tay bị nứt nẻ không cải thiện là điều dễ hiểu.

    • Nếu bạn biết mình sẽ tiếp xúc các chất tẩy rửa mạnh, như thuốc tẩy hoặc nước rửa chén, hãy đeo găng tay có chất liệu tốt để bảo vệ da tay.
    • Một số hóa chất vẫn có khả năng ăn qua găng tay nitrile hoặc vinyl mỏng, vì vậy bạn cũng cần lựa chọn loại găng tay bảo hộ chất lượng tốt một cách cẩn thận.
    • Nếu bên trong găng tay bị ướt, hãy rửa tay, lau khô và đeo một đôi găng tay khô khác.
    • Bạn có thể chuyển sang loại xà phòng dịu nhẹ hơn nếu có thể nếu thấy da tay bị nứt nẻ nghiêm trọng hơn

    da tay bị nứt nẻ do rửa sản phẩm hoá chất mạnh

    >> Tìm hiểu thêm: 7 cách bảo vệ da tay khi bạn phải rửa tay thường xuyên

    3. Da tay bị nứt nẻ do dung dịch rửa tay khô

    Dung dịch rửa tay khô chủ yếu chứa cồn. Ngoài ra, nước rửa tay khô có thể chứa các thành phần gây kích ứng và khiến da tay bị khô nứt nẻ như:

    • Nước hoa
    • Acrylate
    • Những hóa chất được sử dụng để sản xuất keo siêu dính
    • Các sản phẩm làm móng tay nhân tạo.

    Nếu dung dịch rửa tay khô khiến da tay bạn cảm giác châm chích, không thoải mái trên tay, hãy thử loại khác. Nói không với hàng tồn kho.

    tay bị nứt nẻ do nước rửa tay khô

    4. Môi trường có độ ẩm thấp

    Sống trong những điều kiện môi trường ở độ ẩm thấp có thể là nguyên nhân khiến da tay bị nứt nẻ, khó cải thiện nhanh chóng như:

    • Môi trường có độ ẩm thấp, nhiều gió vào mùa đông.
    • Sử dụng điều hòa quá mức hoặc nhiệt độ quá cao cũng có thể làm nứt nẻ da tay.

    5. Giảm chức năng hàng rào bảo vệ da (tuổi tác)

    Tuổi tác cũng ảnh hưởng nhiều đến kết quả chăm sóc và điều trị da tay bị nứt nẻ. Theo thời gian, chức năng hàng rào bảo vệ da sẽ giảm, làn da cũng bắt đầu mất khả năng giữ ẩm (đặc biệt làn da ở những người trên 60 tuổi).

    6. Da tay bị nứt nẻ do uống ít nước

    Quá trình hydrate hoá rất quan trọng đối với sức khỏe nói chung và làn da nói riêng.

    • Nhu cầu tiêu thụ nước hàng ngày của mỗi người có thể có chút khác nhau, hãy lắng nghe cơ thể, uống nước khi bạn khát.
    • Lưu ý rượu và caffein có thể kích thích thận làm việc nhiều hơn và khiến cơ thể mất nước nhanh hơn. Vì vậy, không nên tiêu thụ nhiều đồ uống chứa caffein và cồn hàng ngày.

    6. Một số tình trạng da khác

    Các tình trạng da liễu như viêm da dị ứng, chàm thể tạng và bệnh vẩy nến thường có thể khiến da tay bị nứt nẻ. Bạn nên đi khám bác sĩ da liễu để được chẩn đoán và điều trị đúng bệnh, như vậy tình trạng da mới được cải thiện.

    Cách chăm sóc da tay bị nứt nẻ đúng cách

    Vậy tay khô nứt nẻ phải làm sao? Để hỗ trợ điều trị da tay bị nứt nẻ, bạn có thể điều chỉnh lối sống và cách chăm sóc da như sau:

    • Sử dụng xà phòng không mùi thơm: Ưu tiên những loại kem dưỡng da, hay các loại xà bông không có mùi thơm. Mặc dù sản phẩm có mùi thơm có thể là điểm cộng, gây thu hút, tuy nhiên các chất tạo mùi có thể gây kích ứng da.
    • Thoa lotion dưỡng da Ceramide: Sau khi rửa tay nhiều lần trong ngày, hãy thoa ngay kem lotion ceramide. Mặc dù hầu hết mọi loại kem lotion dưỡng da khác đều có thể giúp giảm khô da tạm thời, tuy vậy kem dưỡng da ceramide thực sự có thể điều chỉnh hàng rào bảo vệ da, về lâu dài ceramide giúp da bạn ít bị khô hơn. Ceramides là một thành phần có tác dụng khóa ẩm. Bạn có thể tìm thành phần này trong các sản phẩm khác như sữa dưỡng ẩm Cerave, kem trị chàm Aveeno và kem dưỡng da Cetaphil Pro Restoraderm.
    • Kem dưỡng ẩm: Sau khi làm sạch da tay, bước cuối cùng là bạn luôn cần thoa kem dưỡng ẩm vào ban đêm. Ngoài ra, nếu đang trong mùa đông lạnh giá, bạn có thể đeo găng tay cotton để giữ ấm và khóa ẩm.
    • Sử dụng máy tạo độ ẩm: Bạn có thể mua máy tạo độ ẩm nếu sống trong môi trường có độ ẩm thấp.
    • Giảm căng thẳng: Nhiều tình trạng da liễu như bệnh vẩy nến thường bùng phát trong thời gian bạn quá căng thẳng và mệt mỏi. Hãy ăn uống ngủ nghỉ đều độ, để cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn.
    • Đeo găng tay: Bảo vệ bàn tay ngay khi tiếp xúc nhiều với nước nóng, lạnh hoặc chất gây kích ứng. Khi cần đeo găng tay, hãy chọn găng tay bằng nhựa vinyl và tránh găng tay cao su, nhựa hoặc latex.
    • Uống đủ nước: Tránh cơ thể mất nước, hãy uống nhiều nước trong ngày.

    thoa kem dưỡng trị da tay bị nứt nẻ

    Da tay bị nứt nẻ có thể được cải thiện nếu có cách chăm sóc đúng cách. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn tìm ra nguyên nhân khiến việc điều trị da tay khô nứt nẻ không thành công, từ đó tìm cách điều trị phù hợp, lấy lại bàn tay mềm mại.

    Related Posts

    Thải độc da nhiễm corticoid giúp da sáng khoẻ

    22/03/2023

    Bị nổi mề đay liên tục, kéo dài phải làm sao?

    22/03/2023

    Lác đồng tiền có tự khỏi không? Cách điều trị hắc lào an toàn

    22/03/2023

    Leave A Reply Cancel Reply

    Don't Miss
    Thương Hiệu

    RA MẮT THỊ TRƯỜNG CUNG ỨNG MỸ PHẨM HÀN QUỐC TIỀM NĂNG

    By admin17/07/20230

    Thị trường mỹ phẩm Hàn Quốc tại Việt Nam đã và đang trong giai đoạn…

    Bệnh Hắc Lào Ở Trẻ Em Trẻ Sơ Sinh Và Những Điều Cha Mẹ Nên Biết

    19/06/2023

    Top 11 Serum dưỡng da tốt nhất được chị em tin dùng [Cực Hot]

    27/05/2023

    Review 6 Cách Chữa Viêm Da Dầu Bằng Đông Y Cực Hiệu Quả 2023

    22/03/2023
    Our Picks

    RA MẮT THỊ TRƯỜNG CUNG ỨNG MỸ PHẨM HÀN QUỐC TIỀM NĂNG

    17/07/2023

    Bệnh Hắc Lào Ở Trẻ Em Trẻ Sơ Sinh Và Những Điều Cha Mẹ Nên Biết

    19/06/2023

    Top 11 Serum dưỡng da tốt nhất được chị em tin dùng [Cực Hot]

    27/05/2023

    Review 6 Cách Chữa Viêm Da Dầu Bằng Đông Y Cực Hiệu Quả 2023

    22/03/2023
    Demo
    © 2023 ThemeSphere. Designed by DALIEU.NET
    • Home
    • Bệnh chàm
    • Các vấn đề về da
    • Chăm sóc da
    • Hắc lào
    • Làm đẹp
    • Mề đay
    • Nấm da

    Type above and press Enter to search. Press Esc to cancel.