Hắc lào có để lại sẹo không là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Đây là một căn bệnh do loại nấm da Dermatophytes gây nên. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó lại khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Nếu không được điều trị tích cực những tổn thương trên da sẽ rất dễ để lại sẹo.
Hắc lào có để lại sẹo không?
Hắc lào hay còn gọi là bệnh lác đồng tiền, đây là một bệnh lý do vi nấm phát triển quá mức và gây ra những hiện tượng tổn thương hình tròn trên da, do đó chúng gọi là nấm đồng xu.
Khi bị bệnh hắc lào, người bệnh sẽ luôn cảm nhận được những cơn ngứa ngáy trên bề mặt da rất khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.
Để giảm bớt ngứa ngáy, thông thường chúng ta sẽ có thói quen gãi mạnh hay dùng các vật cứng chà xát lên vùng hắc lào. Điều này sẽ dẫn tới những tổn thương sâu và rộng hơn.
Ngoài ra, việc gãi khiến hắc lào lan rộng ra toàn bộ cơ thể rất khó kiểm soát. Khi đó, rất nhiều người, đặc biệt là các chị em phụ nữ đặt ra câu hỏi: hắc lào có để lại sẹo không?
Theo lý thuyết, những tổn thương trên da do bệnh hắc lào gây nên đều là những tổn thương nhẹ và không nghiêm trọng. Việc những đốm hắc lào sau khi khỏi hẳn có để lại sẹo hay không thì còn phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như sau:
- Mức độ tổn thương tổng thể trên da nặng hay nhẹ.
- Người bệnh có kiên trì điều trị hay không.
- Các phương pháp điều trị có phù hợp với cơ địa và đem lại hiệu quả không.
- Biện pháp chăm sóc trong quá trình chữa bệnh.
Nếu trường hợp hắc lào mới khởi phát, bệnh nhân được điều trị sớm kết hợp với các phương pháp chăm sóc sức khỏe hiệu quả thì bệnh sẽ rất nhanh được kiểm soát. Khi đó da vẫn còn chưa bị ảnh hưởng nghiêm trọng nên rất khó có thể để lại sẹo sau chữa trị.
Tuy nhiên, thông thường người bệnh thường khá chủ quan với căn bệnh hắc lào ban đầu bởi nghĩ rằng chúng chỉ là bệnh ngoài da. Đến khi vết hắc lào ăn sâu và lan rộng thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều, da theo đó cũng khó hồi phục mà không để lại sẹo xấu.
Sẹo do hắc lào gây ra thường có màu đỏ đậm hơn vùng da bình thường, hoặc có thể chuyển sang màu đỏ nâu. Bình thường sẹo có dạng phẳng tuy nhiên tùy thuộc vào một số cơ địa hay quá trình ăn uống sẽ hình thành sẹo lồi.
Cách ngăn chặn sẹo hình thành do bệnh hắc lào
Qua những thông tin trên, bạn đọc đã có thể biết được rằng bị hắc lào có để lại sẹo không. Trong quá trình chữa hắc lào, bệnh vẫn có thể để lại sẹo nếu không được điều trị đúng và chăm sóc tốt.
Sẹo không phải vấn đề nguy hiểm nhưng lại gây mất thẩm mỹ, khiến chúng ta không thể tự tin khi đi ra ngoài.
Trong trường hợp những vết sẹo lớn hình thành ở trên vùng da mặt, da cổ, da cánh tay,… thì chúng gây ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý người bệnh. Đặc biệt là ở chị em phụ nữ, những mặc cảm về ngoại hình sẽ ngày càng nhiều hơn.
Để ngăn ngừa hình thành sẹo do chữa hắc lào và làm giảm nguy cơ hình thành các sẹo lớn, người bệnh nên chú ý tới các vấn đề quan trọng như sau:
Sớm thăm khám và điều trị bệnh
Khi bị hắc lào, tâm lý chung của người bệnh thường là chủ quan do nghĩ rằng đây chỉ là những căn bệnh ngoài da. Tuy nhiên chúng ta không hề biết rằng bệnh hắc lào nếu không được thăm khám và điều trị triệt để thì sẽ ngày càng lan rộng hơn.
Chúng có thể gây nguy cơ biến thành hắc lào mãn tính gây nhiều phiền toái và khó chữa.
Để có thể ngăn chặn tình trạng này, người bệnh cần chú ý đến những sự thay đổi khác thường của cơ thể đặc biệt là trên da. Nếu thấy những biểu hiện ban đầu nghi ngờ đó là hắc lào thì cần thăm khám ngay để chẩn đoán một cách chính xác bệnh cũng như dự phòng phương án điều trị.
Nghiêm túc thực hiện điều trị bệnh hắc lào ngay khi còn sớm sẽ giúp cho chúng ta ngăn chặn hắc lào gây tổn thương sâu và trong da. Từ đó giảm thiểu khả năng hình thành sẹo thâm đi đáng kể.
Tránh gãi, chà xát mạnh lên vùng da bị thương
Khi bị hắc lào, chúng ta sẽ cảm nhận tại vùng da bị nhiễm nấm sự ngứa ngáy khó chịu không có dấu hiệu giảm nhẹ, do đó người bệnh thường có thói quen lấy tai gãi trực tiếp lên hay dùng những vật có cạnh cứng chà mạnh.
Hành động này vô tình làm tổn thương những nốt hắc lào trên da, khiến hắc lào lan rộng và có nguy cơ bị bội nhiễm.
Lúc này da của chúng ta sẽ bị tổn thương sâu hơn, khó điều trị hơn so với thông thường và rất dễ để lại sẹo. Bởi vậy để ngăn ngừa việc hình thành sẹo ở trên da, chúng ta không nên kỳ mạnh hoặc lấy tay gãi lên vùng da này.
Chăm sóc vùng da bị tổn thương
Cách chăm sóc sức khỏe và đặc biệt là da khi bị hắc lào cũng là một vấn đề rất quan trọng. Nó quyết định đến thời gian điều trị cũng như tốc độ phục hồi bệnh hắc lào ở chúng ta. Vậy khi bị hắc lào, người bệnh cần thực hiện những việc làm sau:
- Vệ sinh cơ thể sạch sẽ, không nên dùng những loại xà phòng có chất tẩy rửa mạnh để tránh gây ảnh hưởng đến vùng da bị hắc lào.
- Mặc quần áo thoáng sạch, chất liệu mát và thấm hút mồ hôi.
- Hạn chế để vết thương hắc lào tiếp xúc với ánh nắng mặt trời bởi chúng sẽ gây tổn thương với các vùng da yếu.
- Dùng dầu dừa hoặc dầu vaseline để bôi giúp chữa trị hắc lào, làm mềm những vùng da bị tổn thương và ngừa sẹo.
- Khi vết hắc lào đóng vảy và dần lành lại, sử dụng nha đam và nghệ để bôi mỗi ngày giúp vết thương chóng lành và không để lại sẹo.
Chế độ sinh hoạt tại nhà
Một số những lưu ý trong quá trình sinh hoạt tại nhà cũng giúp ích cho bệnh nhân điều trị hắc lào, giúp bệnh chóng lành hơn và giảm thiểu khả năng tái phát bệnh tốt nhất. Những lưu ý mà người bệnh nên nhớ như sau:
Kiêng ăn gì khi bị hắc lào để không bị sẹo?
Trong suốt thời gian điều trị bệnh hắc lào, người bệnh cũng cần nhớ rằng chế độ dinh dưỡng là vô cùng quan trọng giúp cải thiện bệnh một cách nhanh chóng và giảm thiểu đến tối đa khả năng hình thành sẹo, đặc biệt là sẹo lồi.
Những loại thực phẩm sau đây người bệnh bị hắc lào không nên ăn để giảm thiểu tình trạng sẹo sau điều trị:
- Thịt gà, bò chứa nhiều protein.
- Rau muống (dễ gây sẹo lồi).
- Trứng (làm vùng da mới sáng màu hơn da cũ).
- Xôi hoặc đồ nếp (dễ khiến vết thương mưng mủ).
- Các món ăn chiên rán (gây nóng trong).
- Cà phê, chất kích thích, đồ uống có cồn (gây suy giảm đề kháng).
- Hải sản (dễ gây kích ứng lan rộng).
Hắc lào có để lại sẹo không thì câu trả lời là có thể nếu như bệnh nhân không chú trọng điều trị tốt trong quá trình điều trị. Bởi vậy, người bệnh nên hết sức cẩn thận, luôn thăm khám sức khỏe kịp thời và tuân thủ tiến trình chữa trị để bệnh chóng lành.