Sử dụng các loại thuốc bôi là một trong các biện pháp điều trị viêm da cơ địa tại chỗ hiệu quả. Thuốc có công dụng làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mề đay mẩn ngứa khó chịu. Người bị viêm da cơ địa nên chọn thuốc bôi như thế nào để mang lại hiệu quả. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Các loại thuốc bôi đặc trị viêm da cơ địa tốt nhất hiện nay
Viêm da cơ địa là bệnh ngoài da phổ biến, bệnh bị ảnh hưởng nhiều do yếu tố di truyền và cơ địa. Bệnh đi kèm với các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn kéo dài dai dẳng và có xu hướng tái lại nhiều lần.
Bệnh viêm da cơ địa phát triển qua 2 đoạn: Giai đoạn cấp tính và giai đoạn mãn tính. Ở giai đoạn cấp tính có các dấu hiệu nhận biết như vùng da bị tổn thương bị sưng đỏ, nổi mụn nước, tiết dịch, phù nề.
Khi bệnh đến giai đoạn mãn tính lúc này da sẽ trở nên khô ráp, nứt nẻ có thể chảy máu, dày sừng gây ngứa ngáy dữ dội.
Để kiểm soát các triệu chứng của bệnh nhanh chóng và hiệu quả, các bác sĩ thường chỉ định người bệnh dùng các loại thuốc uống kết hợp với thuốc bôi ngoài da dựa vào tình trạng của bệnh mà điều chỉnh thuốc hợp lý. Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc bôi chữa viêm da cơ địa hiệu quả được áp dụng phổ biến:
1. Thuốc bôi Steroid
Thuốc bôi Steroid được sử dụng nhiều trong kiểm soát các triệu chứng của viêm da cơ địa. Thuốc có tác dụng giảm tình trạng sưng đỏ, chống viêm nhiễm và ngứa ngáy. Bên cạnh đó thuốc còn có khả năng làm lành các vết thương, phục hồi các tế bào da bị tổn thương do bệnh viêm da cơ địa gây ra.
Thuốc Steroid được sản xuất dưới các dạng khác nhau như thuốc xịt, thuốc mỡ, kem dưỡng da. Tuy nhiên, nếu sử dụng liên tục trong thời gian dài, thuốc mỡ và kem bôi Steroid có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như:
- Làm dày da
- Màu da có thể bị thay đổi
- Làm mỏng hoặc teo da
- Rạn da
- Tác dụng phụ ít gặp hơn bao gồm:
- Bị đục thủy tinh thể
- Nổi các nốt mụn li ti trên da
- Tổn thương hệ thần kinh thị giác hoặc gây ra bệnh tăng nhãn áp
- Mắc các bệnh viêm nang lông, xuất hiện mủ trong các hang chân lông ra tình trạng viêm nhiễm
2. Thuốc bôi ức chế miễn dịch
Thuốc bôi ức chế miễn dịch hay còn gọi là Tacrolimus. Thuốc thường được dùng điều trị các triệu chứng của viêm da cơ địa, viêm da dị ứng hay bệnh chàm. Các hoạt chất có trong thuốc bôi có công dụng chống viêm, ức chế miễn dịch, hỗ trợ phục hồi các vùng da bị tổn thương. Thuốc không gây mỏng da, giãn mạch hay teo da.
Tuy nhiên theo các nghiên cứu thuốc bôi Tacrolimus làm tăng nguy cơ nhạy cảm của da với ánh sáng mặt trời, đồng thời nếu lạm dụng thuốc có thể gây nhiễm trùng và các khối u ác tính ở da.
3. Thuốc bôi chứa Corticoid
Các loại thuốc bôi chứa Corticoid được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh da liễu nói chung và viêm da cơ địa nói riêng.
Hoạt chất này có trong thuốc bôi giúp chống lại các dị ứng, giảm tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy, khó chịu. Dựa vào mức độ của bệnh và độ tuổi mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc bôi chứa Corticoid và liều dùng phù hợp.
Dưới đây là các loại thuốc bôi chứa Corticoid:
- Thuốc bôi chứa Corticoid có tác dụng rất mạnh: Betamethason dipropionat, Clobetason propionate.
- Thuốc bôi chứa Corticoid có tác dụng mạnh: Betamethasone valerate, Fluocinolon acetonid, Hydrocortison butyrat, Desoximetason.
- Thuốc bôi chứa Corticoid có tác dụng vừa: Alclometasone, Triamcinolone acetonide.
- Thuốc bôi chứa Corticoid có tác dụng yếu: Prednisolon acetat, Dexamethason, Hydrocortison acetat.
Thuốc bôi chứa Corticoid tuy kiểm soát các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa hiệu quả nhưng cũng có thể gây ra các rủi ro trong quá trình sử dụng. Vì vậy, thuốc bôi này thường được bác sĩ chỉ định dùng trong thời gian ngắn, khi các triệu chứng của bệnh cải thiện sẽ giảm liều lượng.
Nếu lạm dụng thuốc bôi chứa Corticoid có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng Corticoid, đỏ da, viêm nang lông, dày sừng nang lông, mụn trứng cá, teo da, giãn mao mạch máu.
4. Thuốc bôi ức chế PDE4
Thuốc bôi ức chế PDE4 có tác dụng làm ức chế enzym Phosphodiesterase 4 hay còn gọi tắt là PDE4. Thuốc bôi dùng để kiểm soát các triệu chứng ngứa ngáy, viêm nhiễm trong đó có viêm da cơ địa.
Thuốc được chỉ định dùng cho trẻ em trên 2 tuổi và người trưởng thành. Thông qua kiểm chứng lâm sàng cho thấy thuốc bôi ức chế PDE4 có tác dụng điều trị các trường hợp bị nổi mẩn đỏ, lichen hóa, viêm ngứa da, các tổn thương ngoài da hoặc trầy xước. Thuốc sẽ có hiệu quả sau 30 ngày sử dụng.
Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như gây đỏ da, châm chích nhẹ ở vùng da tiếp xúc với thuốc trong lần đầu tiên sử dụng.
5. Thuốc bôi ức chế Calcineurin
Thuốc bôi ức chế Calcineurin là một trong các loại thuốc được chỉ định trong điều trị viêm da cơ địa. Calcineurin khi đi vào da sẽ có tác dụng ngăn chặn các triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ do viêm da cơ địa.
Thuốc có thể áp dụng cho các bộ phận trên cơ thể, kể cả các bộ phận dễ bị nhạy cảm như mí mắt, bên trong tai hay bộ phận sinh dục. Thuốc bôi ức chế Calcineurin tương đối an toàn, dùng điều trị trong thời gian dài cũng không gây ra biến chứng nguy hiểm.
Tuy nhiên, trong lần đầu tiên sử dụng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ phổ biến như:
- Nóng rát da
- Bị châm chích nhẹ
6. Thuốc bôi kiểm soát ngứa và dưỡng ẩm
Đối với người bị viêm da cơ địa, bác sĩ có thể khuyến khích dùng một số loại kem dưỡng ẩm và thuốc mỡ để cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, khô da, bong tróc.
Các loại thuốc này thường được dùng rất phổ biến, tuy nhiên bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng tránh các tác dụng phụ đáng tiếc như mỏng da, tao da,…
Các loại kem bôi và thuốc mỡ chỉ áp dụng cho người bệnh trên 2 tuổi. Khi dùng thuốc bôi này, bạn cần chống nắng kỹ để tránh gây kích ứng da.
Hiện nay, có một số thuốc bôi kiểm soát ngứa có nguy cơ gây ung thư da. Vì vậy, trước khi sử dụng kem bôi, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để lựa chọn sản phẩm phù hợp với da.
Lưu ý khi dùng thuốc bôi trị viêm da cơ địa
Thuốc bôi ngoài da được xem là nhóm thuốc chính trong điều trị các triệu chứng của viêm da cơ địa. Căn cứ vào tình trạng bệnh mà bác sĩ có thể kết hợp với các loại thuốc uống để điều trị bệnh hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa bệnh bùng phát.
Tuy nhiên, các loại thuốc bôi trị bệnh viêm da cơ địa cũng tiềm ẩn các tác dụng phụ không mong muốn nếu không sử dụng đúng cách. Vì vậy, bạn cần lưu ý các vấn đề sau để dùng thuốc bôi mang lại hiệu quả cao, tránh các biến chứng nguy hiểm.
- Sử dụng thuốc bôi chữa viêm da cơ địa theo chỉ định và giám sát của bác sĩ chuyên khoa.
- Vệ sinh sạch vùng da bị tổn thương và tay trước khi tiến hành bôi thuốc để tránh tình trạng bội nhiễm.
- Trong thời gian dùng thuốc bôi chữa viêm da cơ địa nên hạn chế ra ngoài, đặc biệt tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Vì một số loại thuốc bôi có thể làm da bị mỏng đi, khiến da nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời. Nếu phải ra ngoài, bạn cần chống nắng thật kỹ và che chắn cẩn thận.
- Không sử dụng thuốc bôi chứa Corticoid và thuốc bôi ức chế miễn dịch trong thời gian dài, các thuốc này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trong đến sức khỏe và tình trạng bệnh.
- Trường hợp bệnh ở giai đoạn cấp tính, khu vực da bị tổn thương sẽ có biểu hiện tiết dịch và sưng đỏ. Nên bạn cần sử dụng các loại thuốc bôi ở dạng kem hoặc dung dịch để giảm dịch tiết, da đóng mài nhanh hơn.
- Khi bệnh đến giai đoạn mãn tính, lúc này bạn cần kết hợp thuốc uống và các loại kem dưỡng ẩm hỗ trợ làm mềm da, cải thiện tình trạng da khô ráp, nứt nẻ, cung cấp độ ẩm cần thiết cho da.
- Trong quá trình sử dụng thuốc nếu thấy xuất hiện các tác dụng phụ, bạn cần báo ngay cho bác sĩ điều trị để được theo dõi và điều chỉnh thuốc điều trị phù hợp.
Trên đây là tổng hợp các thuốc bôi đặc trị viêm da cơ địa tốt nhất hiện nay. Các loại thuốc ở trên bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy vào tình trạng bệnh mà có hiệu quả khác nhau. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn lựa chọn thuốc bôi phù hợp.